20/07/2006 03:02 GMT+7

Khi cảm xúc lụi tàn

LƯU THỊ LƯƠNG(nhà văn, giáo viên văn Trường THPT Nguyễn An Ninh)
LƯU THỊ LƯƠNG(nhà văn, giáo viên văn Trường THPT Nguyễn An Ninh)

TT - Em học sinh này có chịu khó đọc truyện, có cảm xúc văn học, có biết cách bố cục một bài viết mạch lạc. Mặc dù không đi qua mở bài nhưng cái kết luận rất hay, dứt khoát, chân thành, không hứa hẹn và mong ước viển vông.

a8p0abCp.jpgPhóng to
Đông đảo học sinh luyện thi môn văn tại một trung tâm ở TP.HCM. Hầu hết việc học luyện thi đều diễn ra theo kiểu “đọc - chép” - Ảnh: Như Hùng
TT - Em học sinh này có chịu khó đọc truyện, có cảm xúc văn học, có biết cách bố cục một bài viết mạch lạc. Mặc dù không đi qua mở bài nhưng cái kết luận rất hay, dứt khoát, chân thành, không hứa hẹn và mong ước viển vông.

Bài văn Lão Xá và Bắc KinhVề việc đổi mới dạy và học văn

Điều đáng khen ở đây là sự sáng tạo, dám lấy tác phẩm và bản thân một nhà văn làm “biểu trưng” cho một thành phố lớn, nổi tiếng thế giới. Ngay cả những người đưa Lão Xá vào sách giáo khoa, chắc cũng không thể nghĩ có ngày, có một học sinh nói ra cái điều mới mẻ như thế. Và có được một điều mới mẻ giật mình như thế vì có một kiểu ra đề cũng mới mẻ không ngờ.

Khen người rồi lại ngẫm đến ta

Đề thi đại học ở ta nhiều năm nay gồm ba câu hỏi, nhìn qua thì thấy đúng là có bắt buộc học sinh phải biết cảm thụ văn học, biết phân tích đề mới làm được bài. Nhưng ở các trung tâm luyện thi nổi tiếng và không nổi tiếng thì đầy tràn những dàn bài chi tiết cho đủ mọi kiểu đề. Trên tay sĩ tử thì trĩu nặng 101 đề thi đã viết thành bài hoàn chỉnh - những suy nghĩ thâm thúy diễn đạt bằng hàng tràng câu cú lê thê rườm rà, sáo rỗng. Cứ như vậy, những thanh niên thiếu nữ 18 tuổi đã bị làm già đi, cảm xúc lụi tàn như cánh lá mầm héo rũ khi còn đang khép mình trong hạt mẩy.

Sau mỗi kỳ thi, các trung tâm ôn luyện sung sướng hả hê vì mình đã đoán đề trúng tới 90%. Rồi quảng cáo thành tích rầm rộ. Rồi người người ùn ùn chen chúc tới ghi danh. Ôn nhiều đậu nhiều. Không ôn khỏi đậu.

Nhìn lên đại học cũng nên nhìn xuống trung học. Biết bao nhân tài đã bị bóp chết từ trong trứng vì cách dạy, cách học rập khuôn in sẵn. Vì những thành tích khắc nghiệt, thầy cô bù đầu ngồi canh gác cho học trò học thuộc lòng. Thống kê điểm trung bình môn văn luôn đạt từ 80 - 100 %, nhưng học sinh không thể biết mình đã viết câu sai ngữ pháp và chính tả; không hiểu nổi những tác phẩm trong sách giáo khoa, nhưng lại tấm tắc gật gù tâm đắc trước những bài hát lời lẽ tầm thường, ngớ ngẩn ...

Vậy thì đến bao giờ chúng ta sẽ có nhiều bài văn thi đạt điểm hay giỏi thật sự, thật sự được viết ra bởi chính suy nghĩ trẻ trung, trong trắng của những học trò biết cách tự học?

Bao giờ cái biệt ngữ học đường “trúng tủ” sẽ trở thành từ cổ?

Và bao giờ không còn nữa nỗi ám ảnh thống kê tỉ lệ đậu tốt nghiệp các cấp nữa. Để các thầy cô giáo yên tâm và hãnh diện được làm người thầy đúng nghĩa, hướng dẫn cho học sinh chứ không phải là người truyền giảng và nhồi nhét kiến thức như đã từng cần mẫn bao năm.

LƯU THỊ LƯƠNG(nhà văn, giáo viên văn Trường THPT Nguyễn An Ninh)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên