25/01/2009 23:11 GMT+7

Khắp nơi rộn ràng đón Tết

Nhóm PV, CTV TTO
Nhóm PV, CTV TTO

TTO - Không bao lâu nữa là năm Mậu Tý sẽ qua đi. Năm mới đến, mang theo nhiều mơ ước mới, hy vọng mới dẫu cuộc sống vẫn còn đó bộn bề khó khăn. Xin mời bạn đọc cùng chúng tôi ghi nhận việc chuẩn bị đón chào giao thừa xuân Kỷ Sửu qua những hình ảnh, thông tin được PV, CTV Tuổi Trẻ Online gửi về từ khắp mọi miền đất nước...

Thương nhớ Tết ViệtĐón Tết Kỷ Sửu cùng Tuổi Trẻ OnlineTuổi Trẻ Online mời bạn đọc "Xông đất" Chập chùng hoa tết

Huế: thả đèn trời trong đêm giao thừa

Tại Huế, trời se lạnh và không mưa nên người dân rất hào hứng ra đường chuẩn bị đón giao thừa. Đông nhất là tại chợ hoa trước Ngọ Môn, bà con chọn mua những chậu hoa cuối cùng của chợ, riêng quầy hoa tulip vẫn... còn nguyên so với buổi sáng vì quá mắc (250.000 đồng/chậu 3 hoa). Nhiều bạn trẻ tụ hội tại sân trước Kỳ Đài để thưởng thức chương trình ca nhạc hoặc tổ chức thả đèn trời trước công Trường Quốc học Huế.

iiC14ypa.jpgPhóng to
Các bạn trẻ thả đèn trời trước cổng trường Quốc học Huế - Ảnh: Gia Tiến
TQZvutMM.jpg
Ông đồ trẻ cho chữ trước Kỳ Đài - Ảnh: Gia Tiến

Trước đó, do ngày 29 Tết, ở Huế mưa lất phất cả ngày nên sáng 30 trời vừa hửng nắng là người dân tranh thủ đi mua sắm, nhộn nhịp nhất là tại chợ Đông Ba.

2cqfNKvL.jpgPhóng to
Người dân đi mua sắm tại chợ Đông Ba
Qf2LzK8P.jpgPhóng to
34YszkHT.jpg
Nhiều khách đến mua hàng tại quầy hoa tươi và trái cây
.
NFh9wRky.jpgPhóng to
Ế ẩm quầy bánh mứt
L0X1s7SZ.jpgPhóng to
s3LQbMOs.jpg
Đường Lê Duẩn đêm 30 tết - Ảnh: Việt Hùng

Thời khắc càng gần giao thừa, đường phố, đường phố Đà Nẵng lộng lẫy, đẹp hẳn lên. Dẫu thời tiết hơi se lạnh, khoảng 22 độ C nhưng qua 18g, lực lượng công nhân vệ sinh với hơn 1.500 người và hơn 100 máy móc, thiết bị đã dọn dẹp sạch, tưới nước đường phố. Các tuyến đường chính như đường hoa Bạch Đằng, Lê Duẩn, Trần Phúc, Nguyễn Văn Linh, 2-9, CMT8… giăng đèn hoa sáng rực.

Trái với dự đoán, chiều tối 30 Tết, mãi lực mua sắm của người dân Đà Nẵng tăng mạnh. Những mặt hàng “nóng” là hoa, bia rượu, thực phẩm, ăn uống. Hoa giảm giá nhưng tất cả các loại sản phẩm Tết đều tăng. Nhiều người tiêu dùng tìm đến các siêu thị Metro, Big C, Bài Thơ để mua sắm khiến tình trạng quá tải các quầy tính tiền các siêu thị hàng tiếng đồng hồ.

Pm2MUgAQ.jpgPhóng to
Nhộn nhịp mua sắm chiều cuối năm - Ảnh Việt Hùng

* Nha Trang: rực vàng cùng hoa cúc

Đã sắp đến giao thừa nhưng giờ này hầu hết các điểm bán hoa Nha Trang Võ Thị Sáu vẫn còn đầy hoa, nhiều nhất là hoa cúc vàng. Bên cạnh hoa là “mía lộc” từ chiều 30 Tết đã bắt đầu ra quân và đến giờ đã “dàn trận” đầy trên nhiều ngã phố. Người đi chơi Xuân - đón giao thừa đã ra đường khá nhiều.

5XGlxpIf.jpgPhóng to
Chuẩn bị mía lộc để bán trong đêm giao thừa ở Nha Trang - Ảnh: Phan Sông Ngân
EW0RciUy.jpgPhóng to
Dọc đường Lê Thánh Tôn (Nha Trang), hoa cúc vẫn ngập vàng chiều 30 tết. Người xem thì nhiều, người mua thì ít... - Ảnh: P.S.N.

Mùa hoa Tết năm nay ở Nha Trang không phong phú hoa như nhiều năm trước. Theo những người trồng và kinh doanh hoa thì đó là do ảnh hưởng của một năm qua quá nhiều mưa bão thất thường vừa qua. Tuy vậy, riêng các loại hoa cúc thì dường như ngược lại, hầu hết hoa nở đều khá đẹp và rực rỡ hơn nhiều năm.

Trong ngày 30 Tết trời phố biển du lịch Nha Trang không có nắng đẹp, có mưa nhỏ và lạnh hơn. Thế nhưng từ cuối chiều cho đến giờ không khí đã có vẻ đẹp, chỉ còn se se lạnh. Có lẽ nhờ vậy mà người đi chơi Xuân đã tập trung khá đông tại quãng trường 2-4 (đường Trần Phú) bên biển Nha Trang sớm hơn các năm trước để xem văn nghệ mừng Xuân và chuẩn bị đón xem pháo hoa mừng giao thừa…

Sóc Trăng: Tết từ quê ra phố

Sáng 25-1 (nhằm ngày 30 tháng Chạp), không khí Tết ở Sóc Trăng đã rộn ràng trong từng phum sóc Khơme cho đến tận TP Sóc Trăng. Tại Thanh Hóa, hàng ngàn bà con ngư dân ở các xã Minh Lộc, Ngư Lộc, Đa Lộc, Hưng Lộc, Hải Lộc, Hòa Lộc đổ về chợ Diêm Phố mua sắm, chuẩn bị đón một cái Tết đủ đầy, đầm ấm...

Kết nối tết Việt bốn phương

Bạn có đang sống xa quê cha đất mẹ trong thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới này? Xin mời bạn đọc cùng TTO chia sẻ những giờ khắc sau cùng của năm Mậu Tý và đón chào xuân Kỷ Sửu qua những thông điệp, hình ảnh mà bạn ghi nhận được qua email tto@tuoitre.com.vn để cùng chúng tôi kết nối một Tết Việt bốn phương...

Tại Sóc Trăng, hầu hết các loại nông sản phục vụ Tết Nguyên đán đều được bà con Khơme đưa từ các phum sóc xa xôi lên TP Sóc Trăng phục vụ chợ Tết.

Dọc theo bờ kè hai bên sông Maspéro - TP Sóc Trăng, hàng trăm nhà vườn từ Bến Tre, Đồng Tháp… mang hoa đến bán; dưa hấu từ quê cũng được đưa về TP Sóc Trăng.

Ngoài đường phố cũng rộn ràng tiếng trống múa lân nhưng bên trong các cơ sở sản xuất lạp xưởng, các công nhân vẫn tiếp tục cho “ra lò” những cây lạp xưởng thơm ngon phục vụ cho thị trường Tết Nguyên đán Kỷ Sửu bởi lạp xưởng là một loại đặc sản không thể thiếu của tỉnh Sóc Trăng trong những ngày Tết.

5VdakILq.jpgPhóng to
Dưa hấu Tết ở Sóc Trăng có giá khá cao: 80.000 - 140.000 đồng/cặp
56alnVNW.jpgPhóng to
Chợ rau Tết Kỷ Sửu ở TP Sóc Trăng có rất nhiều loại nông sản sạch được người dân Khơme chuyển lên từ các phum sóc xa xôi
odZLklFz.jpgPhóng to
Hành tím Sóc Trăng được trồng bởi những bàn tay bà con dân tộc Khơme ở huyện Vĩnh Châu, là loại đặc sản không thể thiếu trong những ngày Tết bởi hành tím Sóc Trăng hương vị rất đậm đà nhưng giá khá mềm: 18.000 đồng/kg
QM3kiewX.jpgPhóng to
Người dân Sóc Trăng chọn mua hoa Tết
kS1sgP9M.jpgPhóng to
Sáng 30 Tết Nguyên đán Kỷ Sửu, lân đã xuống đường phố ở Sóc Trăng
5DVTFesZ.jpgPhóng to
Lạp xưởng là loại đặc sản không thể thiếu trong những ngày Tết ở Sóc Trăng

Thanh Hóa: Diêm Phố vào xuân

Sau một năm lao động miệt mài trên biển, bà con ngư dân ở vùng biển Hậu Lộc (Thanh Hóa) đã kịp đưa tàu, thuyền đánh bắt hải sản cập bến an toàn để cùng đón Tết Nguyên đán với gia đình. Ngày 30 Tết, hàng ngàn bà con ngư dân ở các xã Minh Lộc, Ngư Lộc, Đa Lộc, Hưng Lộc, Hải Lộc, Hòa Lộc đổ về chợ Diêm Phố để mua sắm, lo toan cho gia đình một cái Tết đủ đầy, đầm ấm.

Chợ Diêm Phố nằm sát bờ biển, trên địa bàn hai xã Ngư Lộc và Minh Lộc. Đây là chợ lớn nhất của 6 huyện vùng biển (gồm Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia và thị xã Sầm Sơn) của tỉnh Thanh Hóa, ra đời gần 100 năm nay. Trong năm Mậu Tý - 2008, đời sống của bà con ngư dân xứ Thanh đã bớt vất vả, khó khăn bởi được Chính phủ hỗ trợ tiền mua dầu chạy máy cho mỗi chuyến ra khơi.

Bên cạnh đó, những tháng cuối năm con Chuột, bà con ra khơi lại trúng mùa cá, mực, tôm... nên kinh tế cũng tạm ổn. Đặc biệt, những ngày cận kề Tết Kỷ Sửu - 2009, bà con ngư dân nghèo còn được Chính phủ hỗ trợ tiền đón Tết (theo Quyết định số 81/QĐ- TTg, ngày 15-1- 2009 của Thủ tưởng Chính phủ về việc hỗ trợ kinh phí cho người nghèo đón Tết cổ truyền); với mức hỗ trợ là 200.000 đồng/người (không quá 1 triệu đồng/hộ). Vì vậy, phiên chợ ngày 30 Tết ở Diêm Phố nhộn nhịp, vui tươi hẳn lên.

Xin chuyển đến bạn đọc TTO những hình ảnh tại chợ Diêm Phố vào sáng 30 Tết.

qL79xhSV.jpgPhóng to
Đào Nhật Tân được bày bán nhiều, với giá cả phải chăng (dao động từ 80.000 - 150.000 đồng/cành) tại chợ Diêm Phố, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa)
XqSb9IVw.jpgPhóng to
Sau khi được nghỉ Tết, em Vũ Văn Việt (12 tuổi, học lớp 6, Trường THCS Ngư Lộc), trú tại thôn Thắng Phúc, xã Ngư Lộc ra chợ Diêm Phố giúp mẹ bán hoa. "Tiền lãi bán hoa những ngày qua mẹ đã mua quần áo mới cho em mặc ngày Tết. Còn lại mẹ mua đồ Tết cúng tổ tiên. Tết có quần áo mới đi chơi với bạn bè là vui rồi anh ạ..." - em Việt trò chuyện với tôi khi luôn tay chọn hoa tươi cho khách hàng
ZESAWRAd.jpgPhóng to
Hàng bánh đa vừng ở chợ Diêm Phố, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) luôn thu hút các bạn nhỏ tuổi nơi vùng biển này. Trời rét căm căm, ngồi bên đống lửa than của cụ già quạt bánh, nhâm nhi miếng bánh đa vừng thật là thú vị và nhớ da diết câu hát "Vời vợi tuổi thơ một xu bánh đa vừng", trong bài hát "Khúc hát sông quê" của nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo (lời thơ Lê Huy Mậu)

Hà Nội: Nhộn nhịp chợ hoa

Trong mấy ngày cận Tết, các chợ hoa ở Hà Nội như: Hàng Lược, Hoàng Hoa Thám, công viên Thống Nhất, Quảng An, Nghi Tầm… tấp nập người đi mua hoa, người xem hoa. Phóng viên TTO gửi chùm ảnh không khí nhộn nhịp không khí ngày 29 Tết.

HQGadBb0.jpgPhóng to
Chọn mua đồ trang trí Tết ở phố Hàng Cót
7jHfnOw4.jpgPhóng to
Cành đào giá 100.000 không bớt
myJr8IdY.jpgPhóng to
Thời tiết lạnh làm mẫu đơn năm nay rực rỡ hơn
QCf6R46W.jpgPhóng to
Đạp xe bán dạo mẫu đơn và sung kiểng trên phố
rYOOOPv9.jpgPhóng to
Cành đào trên xe đạp chờ mang về chưng Tết
gcpoQQ1D.jpgPhóng to
Đào năm nay giá gấp đôi mọi năm do hiếm hàng (bị chết do lụt)
B6kysKyE.jpgPhóng to
Mai vàng từ miền Nam ra chợ Hàng Lược
gi8TJuVK.jpgPhóng to
Những cây mía chưng Tết được chở ra chợ

Sa Pa đón tết trong sương mù và rét

Ngày 30 tết, Sa Pa sương mù tràn ngập và rét đến 6oC. Sương mù ẩm ướt phủ trắng thị trấn, đứng cách chục mét không nhìn rõ mặt người. Ô tô, xe máy trên đường phố đều phải bật đèn vàng làm hiệu. Dự báo rét sẽ còn kéo dài trong mấy ngày Tết.

Y09fCjQM.jpgPhóng to
Sương mù phủ trắng Sa Pa

Mọi người hối hả bán và mua những món đồ cuối cùng trong ngày để kịp đón giao thừa, bước sang năm mới 2009. Hoa tươi và rau sạch Sa Pa được người bản địa và người dân từ thành phố Lào Cai đổ lên mua nhiều. Nhưng đào Sa Pa năm nay thì ế, dội chợ. Dọc đường lên Sa Pa, rất nhiều đào cổ thụ không bán được đành vứt bỏ ven đường.

Rét buốt đã làm chết gia súc non, một số người dân Sa Pa ở vùng núi cao đã phải bỏ tết nhà để “sơ tán” trâu xuống vùng thấp tránh rét. Ngày 30 tết, nhiều gia đình người Mông ở Tả Phìn, Trung Chải vẫn phải dùng xe máy đi xuống TP Lào Cai (cách xa 20-30 km) kiếm cỏ mang về cho trâu mấy ngày tết.

Một số hình ảnh Sa Pa ngày 30 tết:

lB9gTGa4.jpgPhóng to
Hoa đào bị ế, người bán bỏ đi ven quốc lộ 4D từ TP Lào Cai đi Sa Pa
XXlhDlLd.jpg
Người dân Sa Pa bán hoa cúc và hoa ly trong sương mù, ngày 30 tết
up846mlo.jpg
Người dân Sa Pa mua mì tôm dự phòng cho mấy ngày tết rét buốt và mưa bẩn
NvZM7XDq.jpg
Cố bán nốt ít đồ cho khách du lịch để lấy tiền sắm tết
64LDi2x6.jpg
Má A Châu ở xã Hầu Thào mua hẳn chiếc lu nhựa to về chứa nước dùng trong tết
2coin4QI.jpg
Khách du lịch nước ngoài lên Sa Pa đón tết
jjEjYuSX.jpgPhóng to
Chợ Sa Pa ngày 30 tết
xqdwtqct.jpg
Rét buốt, nhiều người dân ở Tả Phìn và Trung Chải phải dùng xe máy đi xuống TP Lào Cai kiếm cỏ cho trâu. Có gia đình phải bỏ tết nhà để sơ tán trâu xuống vùng thấp tránh rét

Đèn biển đón Tết

Chúng tôi đến Trạm đèn biển Ba Làng An vào sáng 29 tháng chạp, chỉ còn hai ngày nữa là bước sang năm mới Kỷ Sửu 2009. Thời tiết thật tệ, lúc mưa lất phất, lúc lại tầm tã càng làm cho trạm đèn biển thêm buồn.

Ba Làng An thuộc xã Bình Châu, huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi. Địa danh có tên gọi này là do có ba làng cùng có tên là An: Vân An, An Chuẩn, An Hải. Mũi Ba Làng An là mũi đất cuối bán đảo Châu Mỹ Đông. Đây là một trong những mũi đất nổi bật tạo nên hình dáng bờ biển Việt Nam.

Trạm đèn biển Ba Làng An có 5 chiến sĩ, nhưng tết này 3 chiến sĩ có gia đình đã về quê ăn Tết, chỉ còn 2 “lính phòng không” Hoan và Thuận. Do đó, hai anh đã cố gắng bày trí trạm cho thật vui tươi để đỡ nhớ nhà. Hai chậu cúc trước cửa, một chậu quất trong phòng khách. Anh Hoan còn khéo tay cắm một bình hoa hồng trên bàn trông thật rộn rã không khí Tết. Anh vừa xuống chợ mua rau củ tươi để chuẩn bị cho những ngày Tết.

Anh Hoan mới chuyển đến trạm này ba tháng nên đây là lần đầu tiên anh ăn Tết xa nhà, còn anh Thuận thì đã là lần thứ hai. Đón Tết xa nhà thì thật buồn nhưng nhiệm vụ thì phải chấp hành; thêm nữa là phải nhường suất ăn Tết quê cho đồng đội đã có gia đình, còn các anh mồng 6 sẽ về quê, ăn tết sau vậy - Các anh nói.

OHfVZz7E.jpgPhóng to
Trạm đèn biển Ba Làng An
2lZXVkpB.jpgPhóng to
Từ trên nóc trạm, biển trời mênh mông
7ZxpCLqD.jpgPhóng to
Hoa cúc, hoa sứ trước thềm
Dp0EgvVj.jpgPhóng to
Anh Hoan với bình hoa hồng tự cắm và chậu quất mua với giá 280.000 đồng

Đà Lạt: đào, mai, quất… ế hàng nhưng vẫn chảnh!

s6ocJcje.jpgPhóng to
Mai anh đào ( đào rừng ) chưa ra hoa nhưng cũng lên giá đến gần 1 triệu đồng
Đến khoảng 14g ngày 25-1 (30 tết), dãy hàng hoa đào, mai, quất… ven bờ hồ Xuân Hương và đường Nguyễn Thị Minh Khai vẫn tấp nập người xem, nhưng rất ít người mua.

Các chủ hàng hoa ra sức khuyến dụ khách hàng với những lời “có cánh“ và liên tiếp giới thiệu giá của từng loại cây hoa như: mai chậu nhỏ 300.000 đồng, chậu lớn từ 600.000 - 1 triệu; đào 300.000 -700.000 đồng cành tùy loại, còn quất thì từ 150.000 - 300.000 đồng/chậu... nhưng nhiều khách hàng chỉ ngắm nghía rồi đi hoặc chỉ trả bằng từ 40- 50% giá từng loại cây mình ưa thích.

Một số người khác cho biết hoa năm nay không đẹp như mọi năm, nhưng người bán lại nói giá trên trời, thôi thì đành chờ đến chiều tối các chủ hàng bán đại hạ giá sẽ trở lại mua với giá rẻ để chưng 3 ngày tết.

Trong khi đó thì nhiều chủ hàng hoa lại ca cẩm: nhiều người muốn chơi nhưng lại không chịu chi. Nếu đến chiều không bán được thì chúng tôi sẽ đem về chứ không bán hạ giá như mọi năm!

Hậu Giang: Đua ghe Ngo mừng xuân mới

Lúc 7g30 sáng nay 25-1 (30 Tết), trên kênh xáng Xà No (thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang) đã sôi nổi diễn ra giải đua ghe Ngo tỉnh Hậu Giang mở rộng lần 1-2009, quy tụ trên 800 vận động viên của 12 đội ghe Ngo ở các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL tham gia như: Hậu Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng.

Sau hơn 3 giờ thi đấu với chiều dài đường đua 1,7km, kết quả: đội ghe Ngo Giồng Riềng 1 (Kiên Giang) đoạt giải nhất (tiền thưởng 30 triệu đồng kèm Bằng khen của UBND tỉnh Hậu Giang), đội ghe Ngo Giồng Riềng 2 (Kiên Giang) đoạt giải nhì (tiền thưởng 25 triệu đồng), đội ghe Ngo Gò Quao (Kiên Giang) đoạt giải ba (tiền thưởng 20 triệu đồng) và Đội ghe Ngo huyện Phước Long (Bạc Liêu) đoạt giải tư (15 triệu đồng).

Giải đua ghe do ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang phối hợp với các ngành và đơn vị liên quan tổ chức.

Quảng Trị: Nông dân…“quên” tết

4zxidCd7.jpgPhóng to

Trên cánh đồng xa Cam Tuyền, Cam Lộ, chiều 30 tết, nhiều nông dân vẫn miệt mài cày cấy chạy đua với thời vụ. Họ cố tình “quên” cái tết đang cận kề.

Năm nay, do tình hình thời tiết diễn biến bất thường, mưa rét liên miên làm trễ thời vụ nên cho đến chiều 30 tết, nhiều nông dân ở các vùng nông thôn của tỉnh Quảng Trị như Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh vẫn tranh thủ ra đồng cày cấy. Không khí tết đối với họ dường như đã không còn nhiều ý nghĩa.

Chậm thời vụ nhất là các loại hoa màu, chủ yếu là đậu lạc. Ở nhiều vùng quê Quảng Trị, đậu lạc là loại hoa màu chủ lực mang lại giá trị kinh tế cao, nên việc không kịp xuống giống cho vụ mùa theo nhiều bà con sẽ dẫn đến nguy cơ mất mùa rất cao vào năm tới.

Còn về lúa, cũng do thời tiết lạnh kéo dài, nhiều vựa lúa lớn ở các vùng như Triệu Phong, Hải Lăng bị chết nhiều hoặc không mọc được nên tranh thủ mấy ngày ngớt mưa giáp tết, bà con cũng đổ ra đồng.

Anh Lê Ngọc Khánh, ở thôn Bắc Bình (Cam Tuyền, Cam lộ) nói: “Tết thì tết. Nhưng đậu (lạc) mà chưa xuống giống được thì ăn tết cũng chẳng yên. Ít nhất nếu nghỉ tay ăn tết thì cũng phải mất bốn ngày nữa. Mà chậm bốn ngày tức là khi thu hoạch lạc cũng có nguy cơ bị dầm mưa bốn ngày. Vậy thì cũng không được. Thôi chịu khó tết muộn một chút mà đỡ lo…”.

Hải Phòng: náo nức chiều 30 Tết

Hải Phòng ngày 30 Tết, mọi họat động trên đường phố trở nên tất bật. Khu chợ hoa nhà hát lớn, phường An Biên, quận Lê Chân nhiều người lui tới mua hoa. Tuy không nhộn nhịp bằng các thành phố lớn, không khí chuẩn bị Tết ở đây vẫn khẩn trương.

tNilvxX2.jpgPhóng to
Chọn được cành hoa tươi để chưng trong đêm giao thừa
GPAd5u8n.jpgPhóng to
Hoa cho đêm giao thừa
BUAnAihZ.jpgPhóng to
Mẹ mua bóng bay Happy New Year cho bé
fe7y7Am5.jpgPhóng to
Chon mua lá mùi già để rửa mặt hoặc tắm trước giờ giao thừa để tẩy sạch những xui xẻo năm vừa rồi, mang lại điều may cho năm mới
mJXgLPQH.jpgPhóng to
Mọi hoạt động mua bán hàng rong, lộc, bóng bay, đèn trời, đồ trang trí tết đều đổ dồn về khu trung tâm khu vực xem pháo hoa trước nhà hát TP

------------------------

Ở xứ người, nhớ Tết quê nhà…

Xin mời bạn đọc cùng chia sẻ không khí Tết Việt với các du học sinh, SV du học ở nước ngoài. Họ không được về Việt Nam ăn Tết nhưng vẫn hưởng được “mùi Tết” Việt bằng cảm nhận hoặc bằng những món quà Tết của gia đình gửi sang…

- Lê Thiện Trí (University of Agricultural Sciences, Uppsala, Thụy Điển): Tết xa quê, tâm trạng chung: ai cũng có một chút bùi ngùi, nhất là với những bạn lần đầu ăn Tết xa nhà. Những ngày cuối năm, đọc báo online, thấy không khí chuẩn bị Tết rộn ràng làm tôi nhớ về đường hoa Nguyễn Huệ (Q.1); nhớ cảnh hàng năm đi dạo chợ hoa, rồi thấy nhiều bạn bè có điều kiện về quê đón tết, thật lòng thì... khó nói quá, nếu có điều ước, chắc chắn mình sẽ ước được về ăn Tết ngay.

Tuy nhiên, tôi sẽ hạn chế những cảm xúc “yếu đuối” để trải nghiệm một lần không được ăn Tết theo nghĩa thông thường, biết đâu, sau lần này sẽ trân trọng hơn nữa ngày Tết cổ truyền quê mình.

Q7GVG1Lp.jpgPhóng to
Lê Thiện Trí

- Vang Bội Doanh (SV ngành Kế toán, Trường Macquarie University, Sydney, Úc): Đây là năm thứ hai mình không ăn tết ở Việt Nam, mỗi khi có lễ tết gì đến gần thì tâm trạng cũng có chút buồn và pha lẫn nỗi nhớ quê hương. Nhưng cũng chính những dịp như thế này sẽ giúp cho mình trưởng thành và tự lập hơn.

767MsY0u.jpgPhóng to
Bội Doanh

- Lê Dung (Học viên cao học ngành Quan hệ quốc tế, đại học Thammasat - Thái Lan): Năm đầu tiên ăn tết xa quê hương, cảm thấy nôn nao và có một chút buồn. Không có được cái không khí chộn rộn, tất bật như mọi năm. Không được dọn dẹp, sắm sửa đồ đạc, đi chợ để ngửi “mùi tết”. Nhưng cũng may là ở đây không có không khí tết, mọi việc vẫn diễn ra bình thường nên cũng an ủi mình được phần nào.

a9Cd6mmk.jpgPhóng to
Lê Dung

- Trịnh Hoàng Xuân Phúc (Đại học Curtin, Úc): Vào những ngày cuối tháng Chạp, được biết khu vực Nam Bộ trời đang trở lạnh. Tuy ở Sydney đang mùa hè nóng nực oi bức nhưng nghe thoáng đâu đó có chút lạnh - cái lạnh của những người đón Tết nơi xứ người. Đối với tôi cũng như mọi người, ai ai cũng đang háo hức chào đón một cái Tết Kỷ Sửu (2009) nhiều khát vọng mơ ước tốt đẹp hơn.

HQbIZxnT.jpgPhóng to
Xuân Phúc

* Ở nơi bạn đang lưu trú có tổ chức đón Tết cổ truyền VN?

- Lê Thiện Trí: Đại sứ quán Thụy Điển cũng có tổ chức đón tết, mình có nhận thư thông báo hồi tháng 12, chắc chắn mình sẽ tham dự chương trình đêm 24-1-2009 ở Stockholm. Nghe nói là có đủ các tiết mục văn nghệ từ chuyên nghiệp đến “cây nhà lá vườn”.

Riêng mình cũng tìm mua được vài loại bánh mứt, đã có mứt dừa, mứt gừng... Tuần sau sẽ tranh thủ làm thêm vài món truyền thống nữa. Mình định sẽ mời một số bạn bè trong lớp cùng đến ăn bữa ăn đầu năm, giới thiệu về ngày tết Việt.

- Vang Bội Doanh: Bên đây không có khái niệm tổ chức tết cổ truyền của Việt Nam nên vào những ngày tết cũng phải đi làm như mọi ngày. Chỉ có những khu của người Việt và người Hoa thì còn tổ chức cho vui, nhưng cũng chỉ là tổ chức vào ngày thứ bảy hay Chủ nhật để tiện cho bà con đi dự. Năm ngoái mình cũng có dự ở khu người Việt, cũng không kém phần náo nhiệt như ở Việt Nam nên nỗi nhớ cũng giảm bớt được phần nào.

- Lê Dung: Vì Thái Lan không xa Việt Nam lắm nên phần đông những người Việt ở đây đã về quê ăn tết. Những người còn lại sẽ tụ họp nấu bữa cơm tất niên, cùng đón giao thừa để đỡ nhớ nhà. Mỗi người cũng sẽ chuẩn bị một tiết mục gì đấy để cùng góp vui với nhau.

- Trịnh Hoàng Xuân Phúc: Tết cổ truyền của Việt Nam năm nay nhằm ngày 26-1, cũng là ngày Quốc khánh của Úc nên cộng đồng người Việt của chúng ta có thời gian rảnh rỗi hơn để tổ chức những hoạt động chào mừng năm mới.

Theo tôi biết, hiện đã có chợ Tết Footscray ở Melbourne, sắp tới đây sẽ có hội chợ được tổ chức tại các nơi tập trung đông người Việt làm ăn sinh sống như khu Cabramatta hay Bankstown ở Sydney, New South Wales.

Tuy ở xa quê hương nhưng bà con kiều bào chúng ta vẫn tậu cho mình một nhành mai (mai giả), những đòn bánh tét, những cặp bánh chưng xanh hay dưa hấu đỏ… khiến cho một người vừa xa quê như tôi cũng ấm áp phần nào như đang ở quê nhà.

* Nếu có một gửi gắm cho người thân trong đầu năm mới bạn sẽ nói gì?

- Lê Thiện Trí: Có đi ra mới hiểu được những vất vả, khó khăn mà người dân mình còn đang phải chống chọi như thiên tai, kinh tế khó khăn. Mình chỉ muốn chúc cho mọi người ở quê nhà một năm mới được sống trong thanh bình, hạnh phúc và thịnh vượng. Chúc cho nhiều bạn bè khác, những bạn trẻ hơn mình cũng sẽ có cơ hội được ăn tết xa nhà để thấy yêu hơn nữa ngày Tết quê mình.

- Vang Bội Doanh: Theo mình, sức khỏe là điều quan trọng nhất đối với mọi người, và niềm may mắn cũng khá quan trọng cho việc bắt đầu một năm mới.

- Lê Dung: Chúc ai cũng có đủ những điều mình cần.

- Trịnh Hoàng Xuân Phúc: Mình muốn gửi gắm lời chúc đến ba má. Ba đã cho mình nghị lực sống thật mạnh mẽ để vượt qua những lúc khó khăn, còn má cho một tấm lòng bao dung để mình biết thông cảm, san sẻ...

* Cảm ơn các bạn, chúc các bạn có một mùa xuân an lành!

Tiếp tục cập nhật

Nhóm PV, CTV TTO
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên