Tham gia hội thảo là các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các trường ĐH, bệnh viện.
Theo hướng dẫn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế, khoảng sáu năm là thời gian tối thiểu giáo dục và đào tạo lâm sàng để một người làm nhà vật lý y khoa tại bệnh viện.
Theo GS.TS Nguyễn Công Khẩn - Cục Khoa học công nghệ và đào tạo Bộ Y tế, hiện nay ở nước ta chưa có cơ sở đào tạo ngành vật lý y khoa, đội ngũ cán bộ vật lý y khoa tại các bệnh viện chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Bộ Y tế ủng hộ các trường đào tạo ngành này, và nên xây dựng chương trình giảng dạy theo chuẩn quốc tế, kết hợp với bệnh viện để sinh viên thực hành lâm sàng.
Thống kê năm 2013 của Cục An toàn bức xạ cho thấy Việt Nam có 23 khoa xạ trị, 3.642 cơ sở X-quang y tế với trên 6.000 máy X-quang, 30 khoa y học hạt nhân sử dụng chất phóng xạ để chẩn đoán và điều trị.
Các đại biểu đã thảo luận nhiều vấn đề liên quan như: tiêu chuẩn an toàn trong thực hành vật lý y khoa, vai trò của cán bộ vật lý y khoa lâm sàng, quy định của Nhà nước đối với sự phát triển và ứng dụng bức xạ trong y tế, quản lý thiết bị an toàn, chuẩn quốc tế về đào tạo và huấn luyện lâm sàng, đề xuất yêu cầu cụ thể trong xây dựng chương trình đào tạo ngành vật lý y khoa làm căn cứ cấp chứng chỉ hành nghề...
Dịp này, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã ký kết mô hình viện - trường với các bệnh viện Chợ Rẫy, 175 về hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kỹ thuật y sinh, vật lý y khoa, an toàn bức xạ trong y tế.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận