Parabol văn nghệ:
![]() |
Tháp đôi Liễu Cốc được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào năm 1997. Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa nhận định kết quả khảo cổ học tháp đôi Liễu Cốc có ý nghĩa đặt nền móng cho khảo cổ học hàng loạt di tích đền tháp và di chỉ cư trú của người Chăm giai đoạn sớm trên đất Thừa Thiên - Huế.
![hR0hkZZx.jpg](http://static.tuoitre.vn/tto/i/s626/2007/09/09/hR0hkZZx.jpg)
Đây là cuộc triển lãm đầu tiên về "hiện vật liên quan đến Truyện Kiều" do Câu lạc bộ sách Xưa & Nay tổ chức. Hiện vật bao gồm một chiếc chén cổ có vẽ câu Kiều: Một vùng cỏ áy bóng tà; Gió hiu hiu thổi một và bông lau (ảnh), hai đôi guốc gỗ thời xưa có tranh vẽ các trích đoạn Kiều và khắc những câu Kiều lên mặt guốc, một số tranh thủy mặc, tranh màu, tranh cẩn ốc các nhân vật Thúy Kiều, Thúy Vân và những tình tiết của Truyện Kiều...
Theo ghi nhận của nhà nghiên cứu Truyện Kiều Phạm Đan Quế, "việc có những vật dụng của người dân có khắc, vẽ, trình bày các nội dung liên quan đến Truyện Kiều chứng tỏ sự hiện diện sâu đậm của Truyện Kiều trong đời sống nhân dân ở các vùng miền".
* Nhà hát Giao hưởng và vũ kịch TP.HCM kỷ niệm 12 năm thành lập bằng đêm nhạc đặc biệt vào 20g ngày 9-9 tại Nhà hát TP (7 Công Trường Lam Sơn. Q.1). Ngoài những tác phẩm trong nước như: ca khúc Tiếng hát tình yêu (Ngọc Tuyền), Tiếng lòng (NSND Trần Hiếu), hợp xướng Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh tình yêu của tôi, giao hưởng Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, còn có các tác phẩm nước ngoài bất hủ như Đôi bạn, Thiên nga đen, Đôi giày, Ngộ nhận... do các nghệ sĩ của Nhà hát Giao hưởng và vũ kịch TP.HCM biểu diễn.
![jleoRqN6.jpg](http://static.tuoitre.vn/tto/i/s626/2007/09/09/jleoRqN6.jpg)
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận