25/09/2015 10:00 GMT+7

​Kết quả và Năng suất Nghiên cứu Khoa học Quốc tế của các Đại học Việt Nam đầu 2015

TDV
TDV

Kết quả thống kê mang tính chất tham khảo của 2 nghiên cứu sinh Phạm Hiệp và Huỳnh Hữu Hiền tổng hợp từ dữ liệu trang Web of Science từ đầu năm 2015 đến nay đã cho thấy những điểm mới trong nghiên cứu quốc tế của các đại học Việt Nam.

Ba trường “đại thụ” của giáo dục đại học Việt Nam là Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu về số lượng công bố quốc tế với số lượng các bài báo ISI lần lượt là 141, 138 và 94. Cùng với Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội cũng xuất bản được 51 bài báo ISI (xếp ở vị trí thứ 7), khẳng định sự vượt trội của các đại học khu vực phía Bắc trong nghiên cứu quốc tế.

Đại học Duy Tân góp tên trong bảng xếp hàng công bố quốc tế

Có một sự bất ngờ là trong bảng tổng sắp 7 trường có số lượng công bố quốc tế cao nhất cả nước từ đầu năm đến nay là sự góp mặt của hai trường khá non trẻ là Đại học Tôn Đức Thắng (xếp ở vị trí thứ 4 với 73 bài ISI) và Đại học Duy Tân (xếp ở vị trí thứ 6 với 52 bài). Càng bất ngờ hơn nữa, là nếu tính theo năng suất nghiên cứu thì Đại học Duy Tân xếp đầu bảng và Đại học Tôn Đức Thắng xếp thứ nhì, với tỷ lệ vượt xa các trường còn lại. Theo đó, ĐH Duy Tân chỉ có 122 Tiến sĩ nhưng có 52 công bố quốc tế trên các tạp chí ISI (đạt tỷ lệ 0,43 bài ISI/Tiến sĩ) dẫn đầu về năng suất công bố quốc tế, còn Đại học Tôn Đức Thắng có 187 Tiến sĩ nhưng công bố được 73 bài báo ISI (đạt tỷ lệ 0,39 bài ISI/Tiến sĩ).

untitled-2-1443148584.jpg

Trong khi đó các trường đại học công lập hàng đầu cả nước chỉ đứng từ vị trí thứ 3 trở đi như ĐH Bách Khoa Hà Nội có 703 Tiến sĩ nhưng chỉ có 138 công bố ISI (tỷ lệ 0,20 bài báo ISI/Tiến sĩ) đứng ở vị trí thứ 3; hay Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh có đến 1.087 Tiến sĩ nhưng chỉ có 94 bài ISI (tỷ lệ 0,09 bài báo ISI/Tiến sĩ) đứng ở vị trí thứ 7; ĐH Quốc gia Hà Nội đứng vị trí thứ 5 với 141 công bố/881 Tiến sĩ (tỷ lệ 0,16 bài báo ISI/Tiến sĩ),…

Bảng xếp hạng

Tốc độ gia tăng các công bố quốc tế có ISI của Việt Nam là một tín hiệu đáng mừng. Cách một năm, chúng ta đã vượt Indonesia và Philippines, là hai nước có dân số đông hơn Việt Nam, về nghiên cứu quốc tế. Hy vọng với đà này, trong thời gian tới, Việt Nam có thể cạnh tranh được với các nước hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á như Thái Lan và Singapore. Bên cạnh đó, sự bứt phá trong năng suất nghiên cứu của Đại học Duy Tân (một trường ngoài công lập) và Đại học Tôn Đức Thắng (một trường công lập với cơ chế tự chủ tài chính) là minh chứng cho thấy với chiến lược đầu tư và chính sách thu hút nhân tài đúng đắn sẽ mang lại kết quả khả quan, đáng khích lệ.

TDV
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: ĐH Duy Tân