08/12/2006 15:19 GMT+7

Kali trong máu có ảnh hưởng như thế nào đối với cơ thể?

BS LƯU MẠNH TÙNGChuyên khoa II, Nội khoa
BS LƯU MẠNH TÙNGChuyên khoa II, Nội khoa

TTO - Xin cho em được hỏi lượng Kali trong máu có ảnh hưởng như thế nào đối với cơ thể? Kali có nhiều trong những loại thực phẩm nào? Làm thế nào để giảm lượng Kali trong máu? Em xin cảm ơn. (Trần Bội Ngọc)

- Kali máu giúp duy trì cân bằng nội môi của cơ thể. Thiếu (hạ) Kali máu hay tăng Kali máu đều có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Hạ Kali huyết khi Kali huyết nhỏ hơn 3,5 mmol/l, có thể gây ra triệu chứng: mệt mỏi rã rời cơ thần kinh, táo bón dai dẳng và chướng bụng. Nặng hơn có thể gây rối loạn nhịp tim: cơn nhịp nhanh thất, rung thất, đưa tới tử vong. Phát hiện bằng định lượng Kali trong máu, bằng điện tâm đồ (là dấu hiệu sớm: xuất hiện sóng U có khi rất to, sóng T giảm biên độ, 2 pha hoặc âm tính, đoạn ST chênh dần xuống dưới đẳng điện).

Tăng Kali máu khi Kali máu lớn hơn 5mmol/l. Khi tỷ lệ này lớn hơn 7mmol/l sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Các triệu chứng phát hiện: vô cảm, tê các đầu ngón, giảm phản xạ gân xương (xuất hiện muộn).

Điện tâm đồ: T nhọn, cân đối và rất rộng, đoạn PR kéo dài, tối đa đưa đến mất sóng P, QRS dãn rộng, cơn nhịp nhanh thất báo hiệu rung thất đưa tơi tử vong. Nếu nghi ngờ, cần làm ngay điện tâm đồ để phát hiện sớm.

Việc điều trị giảm hoặc tăng Kali huyết nên được làm ở các cơ sở điều trị. Thiếu Kali huyết nhẹ có thể điều chỉnh bằng dung dịch uống. Nếu thiếu Kali huyết nặng, thì cần truyền nhỏ giọt KCL vào mạch máu. Thừa Kali huyết được điều trị bằng tiêm nhỏ giọt mạch máu dung dịch Bicarbonate Na, dung dịch Glucose ưu trương - nếu đi tiểu ít hay vô niệu phải lọc máu ngoại thận, đồng thời loại bỏ thức ăn giàu Kali.

Về mặt thực phẩm, có loại nghèo Kali như bơ, đường, mật ong, phomát, bánh mì, trứng...

Thức ăn tương đối giàu Kali: thịt, cá, rau quả tươi, nước quả ép...

Thức ăn rất giàu Kali: chocolate, rau, quả khô, chè búp, chuối, mơ...

Nói thêm về một số trường hợp hay bệnh gây thiếu Kali huyết: nôn, ỉa chảy (tháo dạ) dùng thuốc lợi tiểu, thuốc tẩy, cortisone, bệnh liệt chu kỳ gia đình có thiếu Kali huyết...

Một số trường hợp hay bệnh gây tăng Kali huyết: suy thận cấp, suy thận mãn, bệnh huyết tán, truyền máu ồ ạt (máu dự trữ) hoại tử tổ chức rộng, liệt có tăng Kali huyết mang tính gia đình...

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn cho những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe xin gửi về địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, xin bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ unicode). Xin chân thành cảm ơn!

BS LƯU MẠNH TÙNGChuyên khoa II, Nội khoa
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên