01/10/2010 18:26 GMT+7

Iran: lò phản ứng hạt nhân nhiễm sâu Stuxnet

THÚY QUỲNH (Theo PCAdvisor)
THÚY QUỲNH (Theo PCAdvisor)

TTO - Các quan chức Iran đã xác nhận rằng những máy điện toán tại lò phản ứng hạt nhân Bushehr đã bị lây nhiễm mã độc Stuxnet. Tuy nhiên tin mừng là đã không có hậu quả nghiêm trọng nào xảy ra.

hxpJcgBd.jpgPhóng to
Lò phản ứng Bushehr. Ảnh minh họa: Internet

Theo báo cáo mới nhất, thì sâu Stuxnet đã lây nhiễm vào khoảng 30.000 máy vi tính tại quốc gia này. Đây là loại mã độc được các nhà nghiên cứu xếp vào loại “cực kỳ tinh vi và khó diệt nhất từng xuất hiện”, chuyên nhắm vào những hệ thống máy tính dùng để quản lý doanh nghiệp quy mô lớn, sử dụng hệ điều hành Windows.

Một trong số đó là hệ thống SCADA, dùng để quản lý cấp cao và thu thập dữ liệu quan trọng. Đây là hệ thống điện toán dùng để quản lý nguồn điện, phân xưởng, nhà máy, đường ống nhiên liệu và các cơ sở hạ tầng trọng yếu khác.

Mạng botnet Stuxnet:* Thời đại mới của chiến tranh không gian mạng* Kaspersky và Microsoft phối hợp khắc phục "lỗi zero-day"* Virus nguy hiểm tấn công chương trình chat* Tin tặc tấn công các nhà máy hạt nhân

Mahmoud Jafari, trưởng phụ trách bộ phận điện toán của lò Bushehr, thừa nhận một số máy tính tại đây đã bị nhiễm sâu Stuxnet. Tuy nhiên ông bác bỏ ý kiến nói rằng loại mã độc này đã gây tổn hại đến hệ thống SCADA, hay Stuxnet đã làm ngưng trệ quá trình hoạt động của lò phản ứng. Cuối tháng Tám, các lò phản ứng tại Bushehr đã được nạp nhiên liệu hạt nhân.

Stuxnet đã thu hút sự chú ý của giới chuyên môn bởi cái cách nó chọn “nạn nhân”, cũng như tính chất thông minh đặc biệt của loại sâu máy tính này. Không lâu sau khi một hãng bảo mật của Belarus thông báo phát hiện loại sâu này, hãng Symantec của Hoa Kỳ đã xác nhận Iran là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất của Stuxnet, với hơn 60% máy tính bị nhiễm là từ đất nước Hồi giáo.

Kể từ đó, các chuyên gia bảo mật đã thu thập rất nhiều chứng cứ cho thấy Stuxnet đã bắt đầu tấn công vào những hệ thống điện toán công nghiệp từ đầu 2010, trong khi một số người lại cho rằng Stuxnet là sản phẩm của một nhóm lập trình viên được tài trợ bởi một chính phủ ẩn danh, với mục tiêu duy nhất là… phá hoại lò phản ứng Bushehr.

Bushehr tọa lạc tại Tây Nam Iran, gần vịnh Ba Tư, từ lâu đã là tâm điểm của sự căng thẳng giữa quốc gia Hồi giáo và phương Tây, mà đứng đầu là Hoa Kỳ, vốn tin rằng nhiên liệu được thải ra từ lò phản ứng này có thể được tái sản xuất với mục đích sản xuất chất plutonium, dùng trong đầu đạn hạt nhân.

Liam O Murchu, thuộc Symantec, một trong những chuyên gia theo dõi Stuxnet từ ngày đầu “con sâu” này xuất hiện thì cho rằng không có đủ bằng chứng để khẳng định loại mã độc này được dành riêng cho Bushehr. Ông nói đã nhận được báo cáo từ chính phủ Iran nói rằng Bushehr không sử dụng phần mềm của hãng Siemens, một chương trình quản lý hệ thống phát triển bởi hãng điện tử này, vốn rất được Stuxnet “ưa chuộng”. “Vậy có thể kết luận, nếu nơi này (Bushehr) không dùng phần mềm của Siemens, thì trong khi các máy dùng hệ điều hành Windows có thể bị nhiễm, còn toàn bộ hệ thống SCADA không gặp bất cứ vấn đề gì.”

THÚY QUỲNH (Theo PCAdvisor)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: Stuxnet Botnet