Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí "Dược học Tịnh tiến khoa học", các nhà khoa học đã thí nghiệm một hợp chất tên gọi verubecestat do Mỹ sản xuất trên nhóm nhỏ 32 người mắc bệnh Alzheimer.
Nhóm nghiên cứu thấy rằng loại thuốc mới này giúp giảm đáng kể lượng protein beta amyloids trong cơ thể người bằng cách chặn một loại enzyme mang tên BACE1. Ở người bệnh Alzheimer, các protein này kết lại thành các đĩa gây tổn thương não bộ và ảnh hưởng tới khả năng nhận thức, đặc biệt là trí nhớ. Enzyme BACE1 giữ vai trò chủ chốt trong sản xuất ra protein beta amyloids.
Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn nỗ lực phát triển các loại thuốc có khả năng chặn đứng hoặc thậm chí đảo ngược sự hình thành của các đĩa protein beta amyloids.
Tuy nhiên, những sản phẩm có khả năng trung hòa enzyme BACE1 trên thị trường hiện nay đều gây ra các hiệu ứng phụ rất độc hại như làm tổn thương gan hoặc hệ thần kinh của người dùng thuốc. Verubecestat khắc phục được điểm yếu này. Theo nhóm nghiên cứu, sau khi sử dụng 1 hoặc 2 liều hợp chất mới, người bệnh ghi nhận mức protein beta amyloids giảm đáng kể trong khi không xuất hiện phản ứng phụ nào.
Giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng để đánh giá hiệu quả verubecestat theo dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 7-2017. Nếu kết quả khả quan, hợp chất này có thể phát triển thành thuốc và bán ra thị trường trong 2-3 năm tới.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên thế giới có khoảng 36 triệu người mắc chứng mất trí, phần lớn trong số đó được chẩn đoán với Alzheimer. Con số này dự báo sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030 lên tới 65,7 triệu người và gấp 3 vào năm 2050 lên 115,4 triệu USD nếu giới khoa học không tìm ra biện pháp điều trị hữu hiệu trong vài năm tới. Tại Mỹ, ước tính số người mắc bệnh Alzheimer có thể lên tới 28 triệu người vào năm 2050.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận