14/11/2006 03:19 GMT+7

Hướng dẫn viên du lịch tiếng Hàn: Khan hiếm

PHI LONG - H.MAI
PHI LONG - H.MAI

TT - VN đang trở thành điểm đến hấp dẫn của khách Hàn Quốc (HQ). Trong khi đó, hướng dẫn viên (HDV) du lịch tiếng Hàn đang trở thành “của hiếm” khó săn tìm của nhiều doanh nghiệp.

LL3OgirU.jpgPhóng to
HDV người Hàn Quốc (người cầm cờ) hướng dẫn khách tham quan khu vực nhà thờ Đức Bà (TP.HCM) - Ảnh: Phi Long
TT - VN đang trở thành điểm đến hấp dẫn của khách Hàn Quốc (HQ). Trong khi đó, hướng dẫn viên (HDV) du lịch tiếng Hàn đang trở thành “của hiếm” khó săn tìm của nhiều doanh nghiệp.

Theo Tổng cục Du lịch VN, lượng khách du lịch HQ vào VN tăng đáng kể theo từng năm. Dự đoán năm 2006, lượng khách HQ đến VN sẽ tăng 30% so với năm 2005 và vượt ngưỡng 400.000 khách. Tuy nhiên, số lượng HDV thông thạo tiếng Hàn trên toàn quốc chỉ đạt con số 30.

Bà Nguyễn Thị Khánh - trưởng phòng lữ hành (Sở Du lịch TP.HCM) - cho biết: “Số HDV hiện nay không thể nào đáp ứng đủ nhu cầu quá cao của thực tế”. Bà Khánh cũng cho biết: để đáp ứng cho thị trường, nhiều yêu cầu quá khắt khe đã được hạ xuống để có nhiều người được cấp thẻ hơn nhưng tình hình vẫn không khả quan.

Ông Nguyễn Văn Mỹ - giám đốc Công ty Lửa Việt - nhận định: “Đến giờ vẫn chưa có một trường nào đào tạo HDV tiếng Hàn. Ngay những SV tốt nghiệp ĐH cũng chưa đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp. Chúng tôi thường phải đào tạo lại từ đầu”.

Hiện nay các HDV có thẻ chủ yếu lấy từ nguồn lao động VN làm việc và tu nghiệp tại HQ. Một số có trình độ nghiệp vụ không đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp lữ hành VN.

Đại diện một doanh nghiệp lữ hành cho biết trong khi tiền cho các HDV các thứ tiếng phổ thông như Anh, Pháp, Hoa dao động 15-25 USD/ngày thì HDV tiếng Hàn là 50 USD. Thậm chí trong những mùa cao điểm, giá được đẩy lên đến trên 60 USD nhưng cũng rất khó tìm.

Theo pháp lệnh du lịch hiện hành và Luật du lịch mới ban hành (có hiệu lực từ 1-1-2006), chỉ có HDV người VN mới được tác nghiệp trên lãnh thổ VN. Và để được cấp thẻ HDV du lịch dẫn khách Hàn đến VN, người xin cấp phải có trình độ ĐH hoặc người đã có thời gian tu nghiệp, học tập tại HQ. Sau đó những người này sẽ phải trải qua một khóa học về nghiệp vụ du lịch dài sáu tháng.

Hiện nay, việc học tiếng Hàn đang phát triển ở nước ta, tuy vậy không mấy người mặn mà với việc trở thành HDV du lịch. Theo bà Khánh: “Học viên ở các trung tâm dạy tiếng Hàn sau khi học xong thường tìm những công việc mang tính chất ổn định và thu nhập cao hơn. Ngoài ra, khách Hàn thường đòi hỏi cao hơn so với các du khách khác”. Đó là hai trong nhiều lý do khiến số lượng HDV tiếng Hàn trở nên khan hiếm như hiện nay.

Tổng cục Du lịch đã mở những khóa ngắn hạn đào tạo kỹ năng nghiệp vụ HDV cho người giỏi tiếng Hàn; phối hợp với các trường liên kết tổ chức đào tạo HDV. Mới đây, Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội cũng đã tuyển sinh những lớp đào tạo tiếng Hàn phục vụ công tác HDV.

PHI LONG - H.MAI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên