Ở đây có sự kết hợp giữa học lý thuyết với thực hành; kết hợp học trên lớp với việc ứng dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế. Trong số các từ ghép trên, học hỏi là một từ không chỉ gợi cho chúng ta phương pháp nhận thức của con người mà còn gợi ý một phương pháp dạy học tích cực.
Từ điển tiếng Việt cũng giải thích học hỏi là “tìm tòi, hỏi han để học tập”. Học và hỏi là hai nét nghĩa, hai yếu tố quan trọng của từ học hỏi. Thế nhưng, có người chỉ hiểu một chiều: học hỏi chỉ là tìm tòi, thu nhận kiến thức một cách thụ động; trên lớp chỉ biết nghe, chấp nhận những tri thức bài giảng mà thầy, sách đưa ra, không mảy may đặt câu hỏi xem liệu vấn đề này đã đúng chưa; đó có phải là chân lý bất di bất dịch không; nếu hiểu khác đi được không; tại sao phải thế này mà không phải thế khác... Tức là họ không hề động não, không đặt lại vấn đề để suy nghĩ.
Liên hệ đến phương pháp vấn đáp - phương pháp mà hiện nay nhiều giáo viên sử dụng và cho đây là phương pháp kích thích năng lực tư duy của học sinh, tạo không khí sinh động trong giờ học, giáo viên dễ nắm được trình độ của học sinh, sinh viên. Trong phương pháp vấn đáp, nếu chỉ hiểu người hỏi là thầy, người trả lời là trò là chưa đủ, mà phải nhận thức: có khi người hỏi lại là trò; người được hỏi là thầy, là bạn học...
Hỏi thầy, trò cũng phải được rèn luyện kỹ năng hỏi (tập hỏi) và rèn cả kỹ năng trả lời. Nhiều người vẫn cứ nghĩ một chiều: người không biết mới hỏi. Chính bởi vậy nên người ta rất ngại hỏi vì sợ người khác cho là mình dốt. Tuy nhiên, còn có một chiều nghĩ khác: biết mới hỏi. Có chuyện, kết thúc bài học, thầy hỏi trò: Có thắc mắc gì không? Cả lớp chẳng ai giơ tay. Đơn giản vì họ có hiểu gì đâu mà thắc mắc, mà hỏi. Ai đó đã nói: “Tư duy bắt đầu từ câu hỏi” quả là chí lý.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận