08/12/2005 18:13 GMT+7

Họa sĩ nước ngoài triển lãm tranh tại Việt Nam

Theo Người Lao Động
Theo Người Lao Động

Ngày càng có nhiều họa sĩ nước ngoài chọn Việt Nam làm nơi giới thiệu tác phẩm, thể hiện cảm thức hội họa của mình. Những cuộc triển lãm này đã phần nào tạo nên không khí mới cho mỹ thuật đương đại tại Việt Nam.

mC2VNrj9.jpgPhóng to

Tác phẩm của Ng. Bee - họa sĩ người Malaysia

Ngày càng có nhiều họa sĩ nước ngoài chọn Việt Nam làm nơi giới thiệu tác phẩm, thể hiện cảm thức hội họa của mình. Những cuộc triển lãm này đã phần nào tạo nên không khí mới cho mỹ thuật đương đại tại Việt Nam.

Từ nhiều quốc gia trên thế giới, những họa sĩ ngoại kiều đã đến Việt Nam. Ban đầu, chỉ là những cuộc dạo chơi, tìm hiểu đất nước này theo cách “cưỡi ngựa xem hoa”. Dần dà, cảnh vật và nhất là lòng hiếu khách của con người nơi đây đã mang lại cho họ nhiều ý tưởng. Họ chọn Việt Nam làm nơi giới thiệu tác phẩm của mình.

Jean Mathieu Duffau, họa sĩ Pháp, vừa có mặt tại Việt Nam qua triển lãm Sức sống. Đồng hương của anh, họa sĩ Bertrand Peret giới thiệu Sự quang hợp; Ng.Bee mang đến Hành trình của đất từ Malaysia; họa sĩ - nhà văn Kuwait, Thuraya Al Baqsami cũng vừa ghi dấu ấn triển lãm lần thứ 50 của mình tại Hà Nội và TP.HCM.

Gần đây nhất là Sandrine Llouquet, nữ họa sĩ người Pháp với những phá cách về chất liệu đã mang đến cho người xem nhiều bất ngờ qua triển lãm mang cái tên rất Việt: Trời ơi! Những cuộc triển lãm này đã tạo nên không khí mới cho mỹ thuật đương đại tại Việt Nam.

Những hiệu ứng mới

Khác với những cuộc triển lãm tranh thông thường, Sự quang hợp của Bertrand Peret là sự kết hợp giữa tranh sơn mài và nghệ thuật sắp đặt. Những bức tranh mang đến người xem hình ảnh về những cây cột điện, những hàng dây điện song song. Đồng hành với nó là những mảng xanh từ cỏ cây, hoa lá đang vươn mình.

Giữa cuộc sống hiện đại, sự dung hòa giữa thiên nhiên và vật thể chính là thông điệp mà anh muốn gởi đến mọi người. Trên các hộp đèn và những bảng sơn mài, ba gam màu đối lập đỏ, đen và xanh lá, nhưng lại đồng vọng với nhau một cách kỳ lạ.

Còn với triển lãm Trời ơi!, Sandrine Llouquet lại mở ra sự bất ngờ từ chất liệu. Để thể hiện ý tưởng của mình, tác giả đã thiết kế tác phẩm ngay trên những khung cửa kính trong gallery, vừa tạo không gian để người xem cảm nhận Video Art (phim nghệ thuật) của mình, vừa bứt phá các thông lệ triển lãm cũ. Thậm chí, cô cho xây lại một phần gallery để tạo hiệu ứng không gian. Vì theo cô, “khả năng thích ứng với địa điểm và ngữ cảnh là một phẩm chất quan trọng của người nghệ sĩ đương đại trong công việc sáng tác”.

Chị Quỳnh, Giám đốc Gallery Quỳnh, nhận định: Sandrine Llouquet đã tạo nên những không gian đối lập ngay trong từng tác phẩm nhằm gợi ra nhưng cũng thách thức người xem phải tìm ra cách hiểu mới trong nghệ thuật đương đại.

Yêu Việt Nam bằng cả tấm lòng

9rvcwvFQ.jpgPhóng to
Tác phẩm của Sandrine Llouquet (Pháp) trong triển lãm Trời ơi!
Năm 2001, Ng.Bee lần đầu tiên đặt chân đến Việt Nam để tham gia một trại sáng tác mỹ thuật tại Hà Nội. Anh chia sẻ: “Ngay từ lần đầu đến đây, tôi đã có ước mơ được triển lãm tại Việt Nam”. Những nét văn hóa cổ truyền gần gũi của Hà Nội đã thôi thúc anh trở lại. Mãi đến năm 2005, anh mới có dịp ra mắt khán giả Việt trong triển lãm mang tên Journey Of The Land (Hành trình của đất) tại Trung tâm mỹ thuật đương đại Không Gian Xanh, TP.HCM.

Trong tranh của anh, họa tiết, mầu sắc đều cầu kỳ. Người xem đọc được trong đó cả một hành trình nhiều biến động của đất nước và con người Malaysia trong những năm qua. Triển lãm cá nhân này chính là bước khởi đầu. Anh dự định sẽ cùng bạn bè tiếp tục tổ chức các cuộc triển lãm tại Việt Nam và Malaysia để giới thiệu văn hóa nước nhà cũng như mang hình ảnh Việt Nam về quê hương mình.

Cùng tâm trạng với Ng.Bee, nữ họa sĩ người Kuwait đã thốt lên: “Tôi thật sự ngạc nhiên về tất cả những gì mình gặp gỡ nơi đây. Nhất định tôi sẽ vẽ về con người và đất nước xinh đẹp này”.

Sinh trưởng tại Kuwait, một quốc gia còn nặng về phân biệt giới, Thuraya Al Baqsami cảm nhận sâu sắc những lề luật ràng buộc phụ nữ. Hình ảnh những người phụ nữ trùm khăn kín mặt ở giữa những linh vật may mắn đã thể hiện ước mơ tự do, hạnh phúc cho phái yếu của người nghệ sĩ đa tài này. Cô kêu gọi bình đẳng và hòa bình trong từng nét vẽ. Đến Việt Nam, nữ họa sĩ kiêm nhà văn này rất ấn tượng với hình ảnh người phụ nữ. Cô bỏ thời gian đi nhiều tỉnh, thành để được hiểu thêm về Việt Nam. Đó cũng là lý do cô chọn Việt Nam làm nơi ghi dấu triển lãm lần thứ 50 của mình.

Đặc biệt nhất là Jean Mathieu Duffau. Tò mò trước những lời ca ngợi của một người bạn về Việt Nam, anh đã gom tất cả số vốn ít ỏi của mình từ Pháp đến và trọ tại khu Chợ Lớn. Cuộc sống nhộn nhịp nhưng đậm đà bản sắc phương Đông của khu dân cư này đã cho anh cảm hứng về một Việt Nam đang căng đầy nhựa sống. 75 tác phẩm của anh mang chung một chủ đề: Sức sống. Đó là tất cả những gì anh cảm nhận được từ đất nước này. Những bức tranh của anh thấm tình yêu từ trái tim người viễn xứ. Anh bán nó để có điều kiện ở lại, tiếp tục sáng tác và đã cưới một cô gái Việt dịu dàng.

Theo Người Lao Động
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên