![]() |
Salon Natasha |
Uy tín đó đã giúp gallery được người nước ngoài quan tâm và dần dà, bà chủ Natalia Kraevskaia (tên thân mật là Natasha) trở thành một người tham vấn cho rất nhiều cuộc triển lãm lớn nhỏ về mỹ thuật đương đại Việt Nam ở Australia, Canada, Singapore, Hongkong, Đức, Anh…
Năm 1994, Eric Leroux đến VN thoạt tiên vì muốn tìm hiểu những phương tiện sáng tác mỹ thuật truyền thống của Đông phương như sơn mài, mực tàu… Nhưng cuộc ghé chân tình cờ tại Salon Natasha đã đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc sống của anh đồng thời như một điểm mốc quan trọng trên tiến trình nghệ thuật của Salon.
Tinh thần mới của Salon Natasha tạo điều kiện cho Eric tư duy và chia sẻ những ý tưởng nghệ thuật khác hoàn toàn những gallery đương thời. Chẳng hạn như những ý tưởng triển lãm theo chủ đề như âm nhạc, đỏ và vàng (trong triển lãm này, các tranh chỉ vẽ bằng hai màu đỏ và vàng, người đến dự cũng chỉ mang trang phục với hai màu này, thậm chí có người nhộn hơn còn đi đôi giày mà mỗi chiếc một màu).
Eric cũng trong những người đầu tiên thực hiện "nghệ thuật trình diễn" ở Hà Nội khi anh và một nhóm họa sĩ người Việt khác tham gia vẽ theo âm nhạc tức thời trên sân khấu trong một đêm nhạc jazz của các nghệ sĩ Pháp tại Nhà hát Tuổi trẻ năm 1944.
Salon Natasha mặc nhiên trở thành địa chỉ gallery mỹ thuật phá cách (alternative) đầu tiên của VN, góp phần ảnh hưởng không nhỏ tới tư duy nghệ thuật của một thế hệ nghệ sĩ mỹ thuật trẻ, sinh ra trong thập niên 70 thế kỷ trước.
Nghệ thuật phá cách đòi hỏi người gắn bó với nó luôn có một cách nhìn khác, một cách làm khác với thông lệ và vì thế, không nên (đúng hơn là không dám) tính đến rủi ro, cả về tinh thần lẫn vật chất… Chẳng hạn, người ta quen nghĩ về Nguyễn Như Ý (biệt danh "Ý điên") như một người làm điêu khắc thuần túy. Nhưng bà Natasha còn tìm thấy một khả năng hội họa trong anh và tạo điều kiện để anh thể hiện khả năng đó.
Natasha đã hỗ trợ cho anh kinh phí để anh vẽ và Salon Natasha cũng là nơi đầu tiên và duy nhất cho đến nay triển lãm tranh của Ý. Theo cách nhìn của Natasha, Ý vẽ siêu thực rất được, được hơn so với dòng tranh "native" bản năng mà đôi khi nghệ sĩ vẫn cho rằng mình vốn dĩ như vậy.
10 năm qua, bộ ba họa sĩ Nguyễn Minh Thành, Nguyễn Quang Huy và Nguyễn Văn Cường đã ghi dấu trong mỹ thuật đương đại VN như những gương mặt tiêu biểu nhất. Natasha và nữ họa sĩ Đức Veronika Radulovic là những người đã để ý và thúc đẩy các cuộc tiếp xúc của bộ ba này với thế giới mỹ thuật bên ngoài.
Ngay từ năm 1995, khi còn là sinh viên, họ đã được mời triển lãm nhóm tại Salon Natasha. Tiếp sau đó, các cuộc gặp gỡ, chia sẻ ý tưởng nghệ thuật tại Salon, gặp gỡ với những nhà tổ chức triển lãm mỹ thuật ở nước ngoài mà Salon là một bệ đỡ quan trọng. Họ được xem như những đại diện về mỹ thuật VN trong một chương tình triển lãm về văn hóa VN lớn nhất tại CHLB Đức kể từ năm 1975, triển lãm Gặp VN tại Berlin. Và hàng loạt các triển lãm khác tại Na Uy, Australia, Singapore, Mỹ…
Hỗ trợ nghệ thuật không đơn giản là tài trợ cho nghệ sĩ theo từng cuộc triển lãm hay theo từng nhu cầu vẽ tranh, nặn tượng hoặc giả bán mua tranh tượng của người đó khi họ khi họ có nhu cầu. Người biết hỗ trợ nghệ thuật có lẽ trước tiên là người biết hỗ trợ về tinh thần sáng tạo cho nghệ sĩ, khơi nguồn, duy trì và thúc đẩy tinh thần ấy.
Tinh thần ấy đem lại danh tiếng và uy tín cho nghệ sĩ và đương nhiên, danh tiếng và uy tín càng vang xa càng tốt, không nên bị bó hẹp trong phạm vi trong nước. Salon Natasha chính là một địa chỉ hỗ trợ nghệ thuật đương đại VN theo nghĩa trên. Natasha nói, bà bán tác phẩm của nghệ sĩ nghĩa là giúp nghệ sĩ đó kiếm được tiền từ chính danh tiếng và uy tín của họ chứ không phải thuần túy chỉ bán một cái tranh - một vật thể đơn lẻ.
Hiện thời, tuy đang tạm dừng những hoạt động triển lãm, nhưng Salon Natasha vẫn là một địa chỉ tham vấn về mỹ thuật đương đại VN uy tín với các nhà tổ chức triển lãm nước ngoài.
Gần đây nhất, bà được mời tham vấn và viết bài giới thiệu về mỹ thuật đương đại VN cho một triển lãm do trung tâm nghệ thuật cộng đồng Hatington Beach, bang California, Mỹ tổ chức, khai mạc ngày 3-6 tới và kéo dài tới tháng 8-2005 (bạn có thể viếng thăm địa chỉ này qua website: www.hatingtonbeachartoenter.com).
Không thể không hết lòng với nghệ thuật VN, dù theo cách này hay cách khác, đơn giản vì bà là một cô con dâu VN. Tuy nhiên, để công việc này được thêm phần mở rộng, để Salon hoạt động trở lại, mong ước duy nhất của Natasha là các nghệ sĩ đã và sẽ làm việc với bà hãy có một cái nhìn xa hơn nữa về sự phát triển của nghệ thuật.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận