Người xưa dạy Họa hổ, họa bì, nan họa cốt/ Tri nhân, tri diện, bất tri tâm một phần nào đó để chỉ độ khó của việc "giám định" một con người. Hiểu về một người phải cần có thời gian, cần sự tiếp xúc lâu dài và quan trọng cần sự lắng nghe. Lắng nghe người ta nói, nhìn người ta sống và cảm hành động của người ta. Một lời nói nặng nề chưa hẳn đã thiếu tình thương và ngược lại.
Sống là chuỗi ngày không chỉ có ăn, ngủ và biểu hiện bằng những cảm giác của xúc, vị, thanh, hương... mà còn là sự nhận diện sự sống hiện tại, sự có mặt cho người thân, người thương và cho chính mình.
Hiểu về trái tim cũng chính là cách nhận diện sự sống, nhận diện chính bản thân mình đang là ai, ở đâu, đang nghĩ ngợi điều gì... Nhất thiết duy tâm tạo, tâm ở đây có thể hiểu là trái tim một con người. Trái tim ấy có bao dung hay không là do tâm có rộng mở hay không. Trái tim ấy có biết rung động, thắt chặt trước nỗi đau đồng loại, đồng bào hay không là do tâm có đặt để tình thương đến những số phận đang chịu nỗi đau đó hay không.
Có những người chia sẻ với tôi rằng họ vô cảm! Nghe và ngẫm phải chăng trái tim họ đã đóng kín hay tâm họ đã trở nên chai sạn, khô cứng trước mọi biến thiên của cuộc đời.
Trái tim chính là phần hồn trong phần xác được định dạng ở một con người: tốt/ không tốt. Có những lúc trái tim (tâm hồn) bị tổn thương, thiêu đốt thì trái tim sinh học nơi ngực trái cũng đau quặn. Và giả như trái tim - tâm hồn ấy không còn biết thương yêu, không biết rung lên với những nỗi đau nữa mà sẵn sàng cười cợt, sát thương những trái tim khác thì phần xác của người ấy cũng chỉ là phần thừa thôi.
Để hiểu trái tim cần phải lắng nghe và rộng mở tấm lòng...
Áo Trắng số 14 (ra ngày 1-8-2010) hiện đã có mặt tại các sạp báo. Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận