16/08/2005 07:08 GMT+7

Hiếu đã đương đầu với hiểm nguy

UYÊN LY ghi
UYÊN LY ghi

TT - Thượng sĩ Nguyễn Trung Hiếu - người phiên dịch trong quân đội Sài Gòn đã từng khuyên Frederic Whitehurst đừng đốt cuốn nhật ký của Đặng Thùy Trâm vì “bên trong đã có lửa” - bây giờ ở đâu?

3eUXva4N.jpgPhóng to

Fred với trẻ em huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) Ảnh: Việt Dũng

TT - Thượng sĩ Nguyễn Trung Hiếu - người phiên dịch trong quân đội Sài Gòn đã từng khuyên Frederic Whitehurst đừng đốt cuốn nhật ký của Đặng Thùy Trâm vì “bên trong đã có lửa” - bây giờ ở đâu?

Fred, gia đình Thùy Trâm và những người hiểu tấm lòng của anh đang mong tin anh. Và đây là những thông tin ban đầu về anh Hiếu được Fred kể lại...

Hiếu có dáng người thấp, đậm, khuôn mặt như bao khuôn mặt người VN khác. Nếu đặt anh ta trước mặt tôi, tôi có thể nhận ra ngay lập tức, nhưng vẻ ngoài của anh rất khó mô tả.

Chúng tôi làm việc với nhau trong khoảng hai năm, từ 1969-1971. Hiếu phiên dịch cho đơn vị của tôi, đơn vị tình báo quân sự 635 biên chế bên cạnh lữ đoàn bộ binh số 11, sư đoàn bộ binh 23 của quân đội Mỹ. Còn tôi không nhớ rõ Hiếu thuộc đơn vị nào. Lúc đó Hiếu đã có vợ con ở Sài Gòn, còn tôi thì chưa.

Hiếu nhiều tuổi hơn tôi, anh đã ở trong cuộc chiến và làm phiên dịch từ lâu, trước khi tôi gặp anh. Nghề của Hiếu là vậy. Phục vụ người này một thời gian, sau đó ra đi, phục vụ người khác một thời gian, sau đó lại đi, cứ thế.

Giữa chúng tôi không có sự ràng buộc nào. Nghề phiên dịch lương không cao. Đến ngày trả lương, anh nhận được hình như là 35 đôla mỗi tháng, người cấp lương sẽ đến và trao cho anh. Việc làm của anh giống như một trò cá cược. Anh ta chẳng được biết gì ngoài người trả lương cho anh ta.

Có một người phiên dịch khác nữa là thượng sĩ Phạm Văn Đức. Đức đã tới phía nam Đức Phổ, đó chính là Phổ Cường và đã chết. Cái chết của Phạm Văn Đức khiến tất cả những người phiên dịch bị trầm cảm. Trong khoảng một tuần không có ai lên tiếng. Lính Mỹ im lặng và Hiếu cũng vậy.

Một lần, tiểu đoàn 403 từ đường mòn Hồ Chí Minh ập xuống Phổ Cường, tấn công đơn vị Mỹ - đơn vị đã giết chết Thùy Trâm. Quân Mỹ phản công. Tiểu đoàn 403 rút lên núi. Mỹ tiếp tục đem quân tới, tiếp thêm lương thực, đạn dược, nhiên liệu để đánh đuổi tiểu đoàn 403 nhưng họ vẫn ở đó.

Khi lực lượng quân sự miền Nam VN hạ cánh xuống Phổ Cường, họ không hề biết rằng tiểu đoàn 403 đang ở đó, ngay lập tức họ bị bao vây. Quân đội Sài Gòn liền vơ vét tất cả những gì có thể, quay trở lại máy bay và rút chạy.

Một trong những chiếc trực thăng chở tất cả tài liệu bay tới căn cứ của tôi. Một cuộc tranh giành diễn ra. Quân Sài Gòn nói rằng chính họ đã thu thập được tài liệu và cần phải xem qua tất cả. Còn phía Mỹ cũng rất cần tin tức qua tài liệu. Trong suốt bốn ngày liền, hai bên cùng với người phiên dịch làm việc suốt ngày đêm để gạn lọc thông tin.

Hiếu là người phiên dịch duy nhất dám nói chuyện với tôi. Khi anh nói với tôi nên giữ lại cuốn nhật ký nghĩa là anh đã đương đầu với hiểm nguy. Bởi vì ngoài nhiệm vụ phiên dịch, anh còn là một người lính phục vụ trong quân đội Sài Gòn lúc đó.

Hiếu là người nhạy cảm. Anh ta giống như quả bóng bay, rất dễ xúc động trước mọi việc xảy đến. Chúng tôi cùng đọc rất nhiều bức thư, và anh khóc. Chúng tôi nói chuyện với nhau rất nhiều. Tôi không nhớ khi nào Hiếu rời đi. Chiến tranh là vậy. Nếu như anh ta còn sống ở đâu đó, hi vọng là anh và gia đình sẽ biết chúng tôi đang tìm anh.

UYÊN LY ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên