25/06/2006 13:05 GMT+7

Hãy tôn trọng quyền tiêu dùng của người dân

Nhà văn NGUYÊN NGỌC (ĐĂNG NAM ghi)
Nhà văn NGUYÊN NGỌC (ĐĂNG NAM ghi)

TTCT - Năm 1962 tôi xa Hà Nội, tôi nhớ cái văn hóa thanh nhã, nhớ dáng đi, giọng nói của những cô gái Hà thành tuổi mười tám, đôi mươi xinh như mộng. Sau 1975, tôi quay trở lại Hà Nội, một mình đi lang thang khắp các phố phường chỉ để làm mỗi việc ngắm nhìn các thiếu nữ... và phát hiện họ toàn nói tục...

Đó là một tàn dư cần xóa bỏ Cảm thương “thượng đế” Hà thànhCông ty kem đứng Một thời bao cấp

Ay7QAMGW.jpgPhóng to

Hà Nội 2006 vẫn còn một loạt nhà hàng “nổi tiếng” bê nguyên cung cách phục vụ thời bao cấp. Đó là cà phê giờ “hành chính” - cà phê Giảng ở số 7 Hàng Gai, đóng cửa từ 12-15g hằng ngày (không kể đêm). Phở Hai Ghế (phố Hai Bà Trưng) không có bàn mà mỗi người ăn có một cái ghế cao (đặt bát phở) và một ghế thấp (để ngồi). Bánh đa cua phố Hai Bà Trưng cũng không có bàn, người ăn đặt bát lên... bức tường thấp thay bàn. Chưa kể phở Bát Đàn phải xếp hàng đợi có chỗ, cháo “quát” phố Lý Quốc Sư, cà phê mậu dịch... Tuy nhiên, điều lạ là tất cả các cửa hàng này đều nổi tiếng, đông khách, đều “làm ăn” rất tốt. LAN ANH

TTCT - Năm 1962 tôi xa Hà Nội, tôi nhớ cái văn hóa thanh nhã, nhớ dáng đi, giọng nói của những cô gái Hà thành tuổi mười tám, đôi mươi xinh như mộng. Sau 1975, tôi quay trở lại Hà Nội, một mình đi lang thang khắp các phố phường chỉ để làm mỗi việc ngắm nhìn các thiếu nữ... và phát hiện họ toàn nói tục...

Lúc ấy tôi cảm thấy quá kinh ngạc và... sụp đổ. Tôi đã tự hỏi không lẽ mình mới xa Hà Nội chừng 13 năm... mà văn hóa Hà Nội xuống cấp đến vậy ư?

Vậy nguyên nhân tại sao? Nhiều người cứ bảo rằng nguyên nhân là do chiến tranh, nhưng theo tôi không phải thế, thậm chí chiến tranh còn làm cho con người ta ứng xử tốt đẹp với nhau hơn, sống vì nhau hơn.

Nhưng có một điều đáng lưu tâm là quá trình đô thị hóa đã khiến một luồng dân cư các vùng nông thôn lân cận nhập vào Hà Nội. Trong quá trình di dân, họ đã mang văn hóa nông thôn len lỏi vào từng ngóc ngách của phố phường. Chính lực lượng này đã khiến cho Hà Nội bị “nhà quê hóa”.

Hà Nội có một nét đặc biệt là việc đô thị hóa Thăng Long ngày xưa bắt đầu từ các làng nghề xung quanh và len dần vào các kẻ chợ. Điều này lý giải vì sao Hà Nội có 36 phố phường (thật ra trên thực tế con số này nhiều hơn rất nhiều). Và văn hóa Hà Nội chính là văn hóa hội tụ của những làng nghề đó. Mà những làng nghề này bản thân nó lại có nền văn hóa riêng, do vậy văn hóa Hà Nội là văn hóa làng nghề, văn hóa buôn bán, văn hóa thương nhân... hết sức thanh nhã.

Tuy nhiên dân tộc ta lại trải qua một thời kỳ bao cấp, thời kỳ cải tạo công thương nghiệp mà Hà Nội là tâm điểm. Chính thời kỳ này đã "đánh bật" đi cả một giai tầng trung lưu sống nơi đây. Khổ nỗi văn hóa của Thăng Long lại đọng ở giai tầng này cho nên khi cả Hà Nội tiến hành cải tạo công thương nghiệp xong thì văn hóa của Hà Nội tan nát. Những gia đình Hà Nội chính gốc giờ đây cảm thấy bị "lép vế" nên đã tìm cách rút lui sâu vào bên trong những ngõ hẻm nhỏ... và nhường lại "mặt tiền" cho những đối tượng nhập cư. Mà những người này lại buôn bán, làm ăn theo kiểu kinh tế thị trường... hoang dã. Đây chính là nguyên nhân khiến

cái nếp văn hóa của Hà Nội bị mất dần đi. Điều này làm cho những người yêu mến văn hóa Hà Nội, những người Hà Nội chính gốc bị tổn thương. Bên ngoài họ im lặng nhưng bên trong họ buồn lòng lắm. Điều đáng nói nữa là thời bao cấp Nhà nước giữ quyền tiêu dùng của người dân, mà nhân viên nhà nước là thay mặt Nhà nước giữ quyền tiêu dùng cho nên họ xem thường người tiêu dùng trong quá trình mua bán là điều tất yếu.

Văn hóa ứng xử của thời bao cấp đã được nảy sinh từ đây ra và rồi thẩm thấu dần vào trong phá nát đi cả nền văn hóa Kinh bắc... Chính vì thế tôi đã vô cùng ngạc nhiên khi nghe những cô gái Hà thành chửi thề ngoài phố một cách vô tư. Nhiều khi tôi tự hỏi vì sao ở Sài Gòn người ta giữ được nét văn hóa trong buôn bán. Đơn giản, bởi một lẽ họ không nắm cái quyền tiêu dùng của người dân, họ tôn trọng cái quyền đó của người dân. Người bán phải chiều theo người mua và điều này tồn tại đến ngày nay ở Sài Gòn.

Cũng phải nói thẳng với nhau rằng quá trình đô thị hóa hiện nay của chúng ta vô cùng nguy hiểm. Trước kia ở Kinh bắc, quá trình đô thị hóa được diễn ra theo trình tự là các làng nghề xâm lấn dần vào phố phường. Còn bây giờ thì ngược lại, chúng ta đi xây dựng những khu công nghiệp ở ngoại thành và nuốt luôn làng mạc, trong đó có những làng nghề. Từ đó người dân bị mất đất phải lang thang vào thành phố để kiếm việc. Những đối tượng này vừa thiếu việc làm vừa không được đào tạo, học hành nhiều nên thiếu luôn cái văn hóa, nhất là văn hóa ứng xử.

Bây giờ chúng ta phải khôi phục như thế nào? Theo tôi, không phải việc phục dựng các lễ hội, lễ tục là phục dựng lại văn hóa đâu. Cái chính là làm sao để con người Hà Nội mang trong mình cái văn hóa Việt. Đó mới chính là phục dựng lại cái văn hóa đã bị đánh mất bởi hoàn cảnh lịch sử trong thời kỳ bao cấp. Nền văn hóa mới mà chúng ta sẽ xây dựng phải là nền văn hóa dựa trên một nền kinh tế thị trường lành mạnh, buôn bán với thế giới, với WTO. Phải tạo nên một nền văn hóa mang tên "WTO", một nền văn hóa không mâu thuẫn với WTO.

Theo tôi, tầng lớp đóng góp rất lớn vào việc cải cách văn hóa hiện nay là tầng lớp doanh nhân và lớp trí thức trẻ được đào tạo ở phương Tây trở về... Bởi một lẽ văn hóa là phải mở ra để cùng tiếp nhận, chứ nếu đóng cửa là sẽ đánh mất luôn nền văn hóa của chính mình tích cóp được bấy lâu nay mà thời bao cấp là một minh chứng cho sự đánh mất đó.

Nhà văn NGUYÊN NGỌC (ĐĂNG NAM ghi)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên