![]() |
- BS Nguyễn Đình Sang (Chuyên khoa BS gia đình, TT Y tế quận I): Cảm giác hay lo sợ của bạn có thể là một dạng rối loạn tâm thần. Người bệnh có cảm giác lo sợ một cách vô ly như sợ chó, sợ chuột, sợ nhện…hay sợ khoảng không đóng kín (phòng kín), sợ độ cao, sợ đi thang máy, sợ khoảng không rộng lớn, sợ tiếp xúc với người khác như sợ người ta nhìn mình, sợ ăn, nói sinh hoạt trong tập thể, sợ dùng nhà vệ sinh công cộng…
Nguyên nhân có thể do trước đó bệnh nhân bị ấn tượng sợ thật sự mà trước đó đã từng trải qua.
Triệu chứng:
- Người bệnh lo lắng hoặc có khi có cơn hoảng sợ khi tiếp xúc với những yếu tố gây sợ kể trên.
- Có thể bị trạng thái trầm cảm (chán nản, buồn bã, bi quan, không còn hứng thú với cuộc sống).
- Người bệnh cố gắng thoát khỏi sự lo sợ của họ bằng rượu, thuốc ngủ, thuốc an thần dẫn đến nghiện rượu, lệ thuộc thuốc.
Điều trị:
- Bạn nên có cuộc sống thoải mái, nghỉ ngơi và làm việc điều độ, ngủ đủ giấc và không nên bỏ ngủ trưa.
- Nên tập thể dục thể thao đều đặn như đi bộ, bơi lội, yoga…
- Dùng các liệu pháp tâm lý, huấn luyện các kỹ năng xã hội
- Thuốc chống trầm cảm nếu cần.
Bạn nên đến khám và điều trị tại Trung tâm sức khoẻ tâm thần TP.HCM để được hướng dẫn đầy đủ hơn.
Vấn đề mắt của bạn nhìn lâu một chỗ chảy nước mắt, đau mắt là do nước mắt có tác dụng làm ẩm ướt giác mạc, sát trùng nhẹ và làm rửa trôi sạch bụi trên giác mạc. Khi bạn nhìn lâu một chỗ mắt bạn cố gắng điều tiết để giữ ảnh của vật đó cố định trên võng mạc nên nhìn quá lâu sẽ bị một hiện tượng gọi là mệt mỏi điều tiết do các cơ ở mắt bị mỏi. Mặt khác khi nhìn lâu một chỗ không chớp mắt khiến giác mạc không được tráng đều nước mắt nên giác mạc bị khô gây cảm giác khó chịu cộm, xốn mắt kích thích nước mắt tiết ra nhiều hơn để làm ướt giác mạc.
|
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận