26/08/2004 05:45 GMT+7

Hành trình văn hóa thu hút giới trẻ

NGUYỄN CHƯƠNG
NGUYỄN CHƯƠNG

TT - Cho đến lúc này, giới trẻ trong độ tuổi 21-30 đã đi vào cuộc chơi Hành trình văn hóa (HTVH) của VTV3 khá cao: 63% (theo thống kê của 29 show gần đây với 174 thí sinh, mỗi kỳ có sáu người chơi chia làm ba đội), trong khi đó từ 13-20 tuổi chiếm 17%, 31-40 tuổi chiếm 16%, trên 40 tuổi chiếm 4%.

Oe9qFYOX.jpgPhóng to
Thí sinh của Hành trình văn hóa
TT - Cho đến lúc này, giới trẻ trong độ tuổi 21-30 đã đi vào cuộc chơi Hành trình văn hóa (HTVH) của VTV3 khá cao: 63% (theo thống kê của 29 show gần đây với 174 thí sinh, mỗi kỳ có sáu người chơi chia làm ba đội), trong khi đó từ 13-20 tuổi chiếm 17%, 31-40 tuổi chiếm 16%, trên 40 tuổi chiếm 4%.

Thành phần SVHS chiếm 33%, nhân viên văn phòng 27%, giáo viên 6%... Đây là số liệu của HTVH năm thứ ba, mà show chung kết được truyền hình trực tiếp vào 19g45 tối nay, 26-8. Đó là kết quả đáng chú ý. Và thật khích lệ khi sự hấp dẫn của HTVH không đến từ giải thưởng (chưa phải là cao lắm, với mức thưởng 500.000, 1 triệu, 3 triệu đồng...), sức hấp dẫn này được đánh giá là trò chơi tri thức dành cho người ham hiểu biết.

Cái vui của HTVH, càng ngày càng được khẳng định rõ nét hơn, đó là buộc người chơi phải suy luận giải thích, chứ không thụ động như một vài game show khác, theo đó thí sinh trả lời đúng - sai mà không một lời giải thích, nên lắm lúc “hú họa”, trở thành nhạt nhẽo.

Trong mắt Lê Trường An, làm việc tại Công ty Fiditourist, trước khi lên đường qua Pháp tu nghiệp thạc sĩ ngành du lịch vào tháng chín, thì HTVH là một chương trình rất uổng nếu bỏ qua. An cho biết sẽ thu xếp thời gian để có mặt trong show chung kết (có ba đội thi, một đội ở TP.HCM, một đội là người ngoài Hà Nội, một đội ở Đà Nẵng). An kể: “Người cùng đội với tôi là Nguyễn Thanh Hiển hiện đang theo học quản trị kinh doanh tại Philippines được hai tháng, Hiển cũng sẽ về VN trước hôm thi ba ngày”.

FHoCfxvG.jpgPhóng to
Bước qua năm thứ tư, thay cho một sân khấu của những khinh khí cầu, của tượng Sphinx, của khối đá Stonehenge, của tháp Pise..., khán giả sẽ được nhìn thấy những chiếc thuyền căng gió, với quang cảnh vịnh Hạ Long, một di sản thiên nhiên của VN ở tầm thế giới.
Rất dễ nhận thấy một bầu không khí tự tin trong các kỳ lên sóng của HTVH. “Hào hoa thanh lịch trai xây dựng. Duyên dáng dịu dàng gái ngoại thương”, như câu thơ tự giới thiệu của một cặp thí sinh quen nhau từ một diễn đàn trên mạng. Họ đăng ký chơi HTVH, để xem, để biết nhiều chuyện thú vị.

Từ việc đố nhau về thời điểm nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO đưa vào di sản văn hóa thế giới, cho đến tìm hiểu ca kịch T'ainori đeo mặt nạ của Hàn Quốc, hoặc ở Úc có ngày gọi là “ngày đất nước nín thở” rơi vào thời điểm diễn ra Cúp đua ngựa Melbourne, hoặc truyền thống đám cưới của vùng Nam Á, Tây Á mỗi nơi mỗi vẻ lạ lùng.

Người đăng quang ngôi vị quán quân của năm vừa rồi (năm thứ hai HTVH) là anh Trần Tuấn Việt (Công ty FPT). Lần ấy, trong cuộc thi với chủ đề “Việt Nam”, khán giả trầm trồ khi anh Việt liên tục dẫn điểm, ứng đối nhanh nhạy trước các câu hỏi - nào là Khuê Văn các dựng vào thế kỷ 19 đời nhà Nguyễn, nào là gốm Sa Huỳnh với hoa văn hình sóng biển, nào Cửu đỉnh ở Thế miếu (Huế) chạm khắc phong cảnh ra sao...

Trần Tuấn Việt sẽ cùng với người thắng cuộc trong cuộc chung kết năm thứ ba (có kết quả vào 26-8) và Đỗ Anh Tuấn, thắng cuộc năm thứ nhất, bước vào cuộc so tài đặc biệt giữa các quán quân - phát sóng đúng vào ngày lễ 2-9-2004. “Văn hóa là tài sản tinh thần vô giá. Tôi cảm thấy bổ ích khi tham dự HTVH” - Đỗ Anh Tuấn nói.

NGUYỄN CHƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên