23/09/2011 08:42 GMT+7

Gương mặt QUỐC THÁI : Hai lần tôi bỏ về quê!

LÊ VĂN NGỌ
LÊ VĂN NGỌ

TTC - Quốc Thái tên thiệt Nguyễn Văn Êm, sanh năm Giáp Ngọ (1954), quê ở Thường Phước, Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp. Dẫu không phải là con nhà văn nghệ nhưng máu văn nghệ hình như có sẵn trong anh.

<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

eQglHs4n.jpgPhóng to

Sau năm 1975, phong trào văn nghệ quần chúng nổi lên khắp nơi, Êm cũng đặt chưn vô đội văn nghệ xã. Dân miền Tây mê vọng cổ là “chuyện thường ngày ở huyện”, Êm cũng vậy. Nhưng món mà Êm thích nhứt chính là vọng cổ hài kiểu như Văn Hường, Hề Sa, Hề Minh! Chính vì cái món vọng cổ hài ấy với tiết mục đả phá mê tín dị đoan mà Êm được giám đốc sở VHTT tỉnh chú ý rồi rút về tỉnh.

Nhưng Êm không được về đoàn văn công mà về công tác trong đội Thông tin lưu động tỉnh. Năm năm làm việc ở đây cực khổ biết bao nhiêu vì phải lặn lội khắp nơi để phục vụ bà con cũng như nhiệm vụ chính trị.

Cũng tại đây, Êm học thêm được vài ngón trong nghề ca hát do ông thầy đờn mù Hải chỉ dẫn. Nhờ chỉ dẫn và tập tành, Êm có thể giả được giọng chó, heo, gà vịt, giọng con nít, người già, thanh niên. Trong tuồng đả phá mê tín dị đoan, một mình Êm mần luôn sáu vai gồm ông ba Tư, anh chị Tư, thằng út, thầy pháp... khiến khán giả cười nghiêng cười ngửa.

Chịu hổng thấu cái nghề “diễn lưu động”, năm 1982 Êm về quê gởi vợ cho má rồi lên Sài Gòn đầu quân vô đoàn Thanh Nga làm hề. Lúc này thì Êm được một người chị đỡ đầu đặt nghệ danh là Quốc Thái. Nhưng đâu phải cứ ở đoàn hát có tiếng là mình có tiếng. Đoàn Thanh Nga lúc đó có tới 5 người diễn vai hề, mà BQ là người đứng đầu sổ. Để có lượt mình diễn anh phải chờ lúc “đại ca” mắc chạy sô là nhảy vô thế vai. Thời gian còn lại thì cứ ngồi dòm cách người ta diễn mà học nghề, hoặc làm quân, làm lính, làm người ở...

Cũng phải gần tròn năm, Quốc Thái mới chính thức lên hạng “diễn viên”, lương bổng khá hơn, vai diễn đều đặn hơn. Những vai Đinh Lục (Thiên Phúc hoàng đế), thợ sơn (Truyền thuyết về tình yêu), hề Chuột (Nhiếp chính Ỷ Lan) đã ghi lại dấu ấn một thời đứng trên sàn diễn của Quốc Thái.

Thế nhưng nổi tiếng của Thái trong thời kỳ này chính là bài ca cổ Cô gái tưới đậu. Đây là một bài song ca, Thái thường hát chung với một bạn diễn khác. Một ngày, lúc đoàn lưu diễn ở miền Trung, bạn diễn bịnh, Thái liều hát luôn hai giọng, một nam một nữ. Một mình hát hai giọng của Thái khiến khán giả khoái quá, vỗ tay rầm trời.

Nhưng “tài bất phùng thời”, chỉ một thời gian ngắn sau đó thì cải lương xuống dốc, người coi thưa dần. Anh lại bỏ thành phố về quê. Có điều, Thái hổng dám về quê nhà vì mắc cỡ với anh em, hàng xóm, nên về Cần Thơ mua bốn công vườn trồng ổi sống qua ngày. Tiếng là gốc nông dân nhưng nhỏ lớn đâu có mần vườn, vậy nên người ta trồng ổi mỗi mùa cân được vài tấn, còn Thái thì vài tạ, lỗ sặc gạch!

Thấy vậy con trai lớn khuyên: “Người ta bỏ vườn ra thành, còn ba thì bỏ thành về vườn, không biết gì làm sao mà sống?”. Nghe con nói, lại gặp cảnh thua lỗ, Thái một lần nữa dắt díu vợ con về Sài Gòn.

Sau gần 30 năm hát quán, ở nhà mướn, gia đình Thái đã mua được căn nhà nhỏ gần chợ Trần Hữu Trang. Vợ và con gái út thì bán quần áo may sẵn, còn Thái cứ lai rai đi diễn. Bữa thì diễn quán, bữa lại diễn trong các đám ma, đám cưới, sinh nhựt. Một mình vừa tấu vừa hát. Khi lại đi chung với các nhóm hài, nhóm diễn cải lương. Cứ vậy mà sống qua ngày. Tài nghề ngày càng vững, tuổi tác càng cao, Thái chỉ mong ước sao cho con cái sống đàng hoàng, không phải cực khổ là vui rồi.

p66MqGTr.jpgPhóng to

Tuổi Trẻ Cười số 436 (15-09-2011) hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

Chúc bạn đọc có thật nhiều thời gian thư giãn thoải mái!

LÊ VĂN NGỌ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên