07/04/2007 02:19 GMT+7

Giúp người khiếm thị xem phim

 CẢNH CHÁNH (Theo CCTV, Thanh Niên BK, rmhb)
 CẢNH CHÁNH (Theo CCTV, Thanh Niên BK, rmhb)

TT - "Trên màn hình xuất hiện sương mù, những cơn sóng trắng xóa. Hình như đang là hoàng hôn, nhìn thấy những cánh hải âu đang sải cánh. Gió rất to, phía xa xa thấp thoáng một cánh buồm, cánh buồm từ từ hướng về phía ống kính. Trên thuyền chỉ có một nhân vật mặc đồng phục học sinh, với dáng vẻ mệt mỏi vì mưa gió. Bộ phim có tên Vân thủy diệu”.

KdIHtPGV.jpgPhóng to
Những người tình nguyện bịt mắt nghe kể chuyện phim để học tập kinh nghiệm - Ảnh: xinjinbao
TT - "Trên màn hình xuất hiện sương mù, những cơn sóng trắng xóa. Hình như đang là hoàng hôn, nhìn thấy những cánh hải âu đang sải cánh. Gió rất to, phía xa xa thấp thoáng một cánh buồm, cánh buồm từ từ hướng về phía ống kính. Trên thuyền chỉ có một nhân vật mặc đồng phục học sinh, với dáng vẻ mệt mỏi vì mưa gió. Bộ phim có tên Vân thủy diệu”.

Trong căn phòng không quá 20m2 ở gần khu Lầu trống (Bắc Kinh, Trung Quốc), hơn 20 khán giả khiếm thị ngồi im phăng phắc. Trước mặt họ là một người đàn ông trung niên say sưa kể về những gì xuất hiện trên màn hình tivi. Vừa kể, ông vừa hỏi thính giả có nghe rõ không, có gì không hiểu không...

“Tôi không quan tâm sẽ nhận được những gì mà chỉ quan tâm tôi có thể chia những thứ tôi có cho bao nhiêu người” - Đại Vĩ nói về phương châm sống của ông.

Người kể chuyện phim tên Đại Vĩ - 48 tuổi, là dân Bắc Kinh chính hiệu - từng làm kỹ thuật viên tại viện nghiên cứu. Trong thập niên 1990, ông bắt đầu kinh doanh, sau đó chuyển sang làm phim truyền hình và phát hành phim. Năm 2001, hai vợ chồng cùng sáng lập chương trình truyền hình mang tên “Cuộc sống online”, mỗi tuần phát sóng một lần kể về cuộc sống của những người khuyết tật.

Năm 2003, có sự giúp đỡ của bạn bè, vợ chồng ông thành lập Trung tâm giao lưu văn hóa Hồng Đan Đan và bắt đầu mở phòng chiếu phim chuyên phục vụ người khiếm thị. Hiện nay mỗi tuần ở trung tâm đều tổ chức kể chuyện phim miễn phí (đến nay đã qua 56 buổi) cho hàng trăm lượt người nghe. Phần lớn là những bộ phim có tính tích cực, ít nhân vật, tiết tấu vừa phải thích hợp với người khiếm thị.

yGyJVVly.jpgPhóng to

Đại Vĩ trong rạp hát mà ông đặt tên là rạp Trái Tim Ảnh: sina

Ông Vĩ nảy ý tưởng kể chuyện phim cho người mù rất tình cờ. Lần đó khi đang xem phim ở nhà, có một người bạn khiếm thị đến chơi, nên ông Vĩ vừa xem vừa kể lại cho bạn nghe. Không ngờ khi kết thúc phim, anh bạn ôm chầm lấy ông và nói đầy phấn khích: “Ôi sướng quá, tôi có thể xem được phim rồi!”.

Giúp người khiếm thị “xem phim” không đơn giản chút nào. Để bắt đầu công việc, ông Vĩ nhiều lần nhờ vợ bịt mắt dẫn đi lại trên đường để ông cảm nhận nhu cầu thông tin của người khiếm thị. Mỗi bộ phim ông phải xem ít nhất ba lần, ghi nhớ những cảnh quay quan trọng có ý nghĩa để giải thích cho họ nghe được.

Đến năm 2005, nhân Ngày quốc tế người khiếm thị, ông Vĩ mới có dịp mượn được phòng của rạp chiếu phim Quân Giải Phóng nên số khán giả đã tăng hơn 100 người mỗi lần có dịp kể chuyện phim. Thành công của chương trình có thể cảm nhận qua lời khen thật lòng của khán giả Lý Quí Trân: “Nghe kể phim cứ như đang xem phim ở rạp vậy, rất rõ ràng và sinh động. Tôi nghe đến mê mẩn cả người, ngay cả đi vệ sinh cũng không dám vì sợ mất tình tiết quan trọng”.

Tiếng lành đồn xa. Chương trình kể chuyện phim của Đại Vĩ nay đã thu hút sự chú ý của rất nhiều người tình nguyện, gồm cả công chức, luật sư, sinh viên hay nghệ sĩ. Họ muốn học tập kinh nghiệm để hỗ trợ ông trong việc đem lại niềm vui cho người khuyết tật. Vì lẽ đó Đại Vĩ rất tự tin hướng đến những dự án mới: xây dựng một công viên cho người khiếm thị, trong đó có đủ mô hình các công trình kiến trúc nổi tiếng, tàu điện ngầm, bầu trời và mặt đất, để khách tham quan hình dung được bầu trời ra sao, cầu đường, tàu điện, tàu lửa đi như thế nào…

 CẢNH CHÁNH (Theo CCTV, Thanh Niên BK, rmhb)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên