30/08/2006 00:00 GMT+7

Giúp bạn luôn minh mẫn và cải thiện trí nhớ

THẢO VY (theo New York University-Worklife)
THẢO VY (theo New York University-Worklife)

TTO - Tuy rằng chúng ta đang dần trở nên có khả năng giải quyết nhiều công việc trong một lúc, nhưng nếu thực sự muốn nhớ kỹ một vấn đề gì đó, chúng ta cần phải tập trung toàn bộ tâm trí vào từng công việc một.

rliI6Wlj.jpgPhóng to
TTO - Tuy rằng chúng ta đang dần trở nên có khả năng giải quyết nhiều công việc trong một lúc, nhưng nếu thực sự muốn nhớ kỹ một vấn đề gì đó, chúng ta cần phải tập trung toàn bộ tâm trí vào từng công việc một.

1. Tập trung vào công việc trước mắt:

Hãy soạn ra một danh sách với chỉ những điều thật sự quan trọng và bỏ bớt những gì có thể làm đầu óc bạn rối trí.

2. Duy trì thói quen và có những thủ thuật giúp gợi nhớ:

Quy định một nơi để cất giữ những thứ sử dụng thường xuyên, chẳng hạn như mắt kính hay chìa khóa, và luôn luôn để chúng lại đúng nơi đó sau khi sử dụng. Dùng đồng hồ định giờ để nhắc chúng ta thực hiện các công việc quan trọng. Khi tiếp xúc với một người bạn mới hay một đối tác mới trong công việc, hãy sử dụng tên họ nhiều lần khi trò chuyện hoặc viết tên đó ra giấy nhiều lần. Hãy tạo ra những từ ngữ hay hình ảnh có liên quan giúp chúng ta liên tưởng đến người, công việc và đồ vật cần phải ghi nhớ.

3. Giảm stress:

Stress sẽ làm sao lãng và làm chúng ta khó nhớ hơn. Cơ thể những người thường xuyên bị lo lắng sẽ sản sinh ra nhiều cortisol, một kích thích tố gây ra stress, và nghiên cứu trong 20 năm qua cho thấy sự tăng cortisol kéo dài có thể làm nguy hại đến các tế bào não và làm suy yếu các chức năng thần kinh.

Có một giấc ngủ ngon là một cách tự nhiên để giảm stress, giúp chúng ta nhớ lại những công việc trải qua trong ngày, và cho cơ thể một cơ hội nạp “pin”, giúp chúng ta trở nên nhạy bén và nâng cao khả năng tập trung vào chi tiết. Hãy tập một phương pháp thư giãn chẳng hạn như tập thở, yoga hay ngồi thiền, hoặc uống một tách trà thư giãn hay tắm vào buổi tối.

4. Hãy “tập thể dục” cho bộ não của bạn:

Hãy tham gia/thực hiện những hoạt động có vận dụng trí não của bạn chẳng hạn như đọc sách, học hành, chơi ô chữ hay trò chơi xếp chữ Scrabble hoặc các trò chơi sử dụng từ ngữ hay trí nhớ và thường xuyên bàn bạc về các sự kiện thời sự... Dành thời gian trò chuyện với gia đình hay bạn bè, đồng nghiệp cũng rất quan trọng.

Tham gia các hoạt động xã hội cũng như các hoạt động vận động trí não là những phương cách hiệu quả giúp trí óc chúng ta luôn ở trạng thái tốt nhất và có tác dụng về lâu về dài giúp trí nhớ không bị giảm sút khi tuổi chúng ta ngày một cao.

5. Chú ý giữ gìn sức khỏe:

Hãy đến gặp bác sĩ nếu chúng ta cảm thấy trí nhớ của mình không được tốt như trước. Nên khám cả về thị lực lẫn thính lực. Nhiều sự rối loạn chẳng hạn như cao huyết áp không được khám và chữa trị lâu ngày, cũng như các tác dụng phụ của thuốc hay hậu quả ngầm của chứng nghiện rượu, bị trầm cảm, mất cân bằng tuyến giáp, chứng mất ngủ hay đột quỵ sẽ làm suy giảm trí nhớ của chúng ta.

6. Có thói quen đi bộ và tập thể dục hàng ngày:

Luyện tập thể dục, đặc biệt là các bài tập tốt cho tim sẽ giúp tim chúng ta luôn khỏe và vận chuyển đủ máu đến bộ não. Càng nhận được nhiều oxy, não càng hoạt động tốt. Ngoài ra, những nghiên cứu gần đây cho thấy luyện tập thể dục với mức độ tăng dần sẽ tạo ra một mức tăng tương ứng một chất hoá học thúc đẩy sự phát triển của các tế bào não mới.

7. Hãy ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe:

Nhiều nghiên cứu cho rằng các quá trình tương tự làm tắc nghẽn các động mạch gây ra những thay đổi liên quan đến ung thư trong các tế bào cũng có thể phá hỏng mạng lưới giao tiếp mỏng manh trong não.

Các nhà khoa học khuyên rằng chúng ta nên gia giảm lượng muối trong thức ăn, loại trừ các chất béo bão hòa và ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa (chẳng hạn như dâu tây, rau spina), cũng như mỗi ngày nên có một phần thức ăn giàu chất beta-carotene (trong đu đủ, cà rốt, dưa đỏ, mơ, đào và khoai lang là tốt nhất).

8. Dung nạp vitamin:

Trong hầu hết trường hợp, chúng ta nên dung nạp các vitamin có trong thức ăn hơn là vitamin bổ sung từ thuốc. Tuy nhiên, vitamin hỗn hợp, dùng kèm trong bữa ăn, lại rất quan trọng nhằm đảm bảo rằng chúng ta được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng khó hấp thu được từ thức ăn bao gồm acid folic, một loại vitamin nhóm B giúp thông mạch máu và nuôi dưỡng não bộ chúng ta đầy đủ.

9. Hãy tin vào chính bản thân mình:

Một nghiên cứu gần đây cho thấy sự tự tin vào khả năng giải quyết các khó khăn, dám đối mặt với thử thách và bằng cách nào đó có ảnh hưởng đến những sự việc xảy ra trong cuộc sống của mình, đã mang lại những tác động tích cực đến khả năng duy trì sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của mỗi cá nhân, bao gồm cả trí nhớ của họ. Niềm tin rằng trí nhớ là một tập hợp các khả năng mà chúng ta có thể học hỏi và cải thiện qua năm tháng sẽ khuyến khích chúng ta nổ lực tập luyện trí nhớ cũng như và thúc đẩy sự tự tin nơi bản thân mỗi chúng ta.

THẢO VY (theo New York University-Worklife)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên