19/09/2005 01:42 GMT+7

Giới thất nghiệp mới, hệ quả của thời con một ở Trung Quốc

CẢNH CHÁNH tổng hợp
CẢNH CHÁNH tổng hợp

TT - Gần đây ở Trung Quốc (TQ) đang xuất hiện một lớp thanh niên NEET (Not in education, employment or trainning), tức những người không việc làm, không học hành và không được đào tạo kỹ năng.

iOKUfzC2.jpgPhóng to

Một đôi vợ chồng trẻ có một con ở Trung Quốc

TT - Gần đây ở Trung Quốc (TQ) đang xuất hiện một lớp thanh niên NEET (Not in education, employment or trainning), tức những người không việc làm, không học hành và không được đào tạo kỹ năng.

Tuổi từ 15-34, chưa lập gia đình, chủ động hay bị động từ bỏ cơ hội việc làm, sống dựa vào gia đình hay người yêu, lớn mà không khôn...

Có nhiều NEET dù đã 30 tuổi đầu mà vẫn còn sợ đủ thứ, như không dám ra đường ban đêm, sợ gặp người lạ, sợ yêu đương, không biết rút tiền từ máy ATM, không biết cả vấn đề nóng hổi như vay tiền mua nhà, mua xe...

Vương Phong, 24 tuổi, tốt nghiệp phổ thông, hiện là học viên của trường đào tạo lái môtô. Phong thích môtô từ nhỏ, năm lên 8 tuổi đã sưu tầm tranh ảnh các loại xe nổi tiếng. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Phong không muốn học tiếp mà chỉ muốn trở thành vận động viên môtô chuyên nghiệp.

Hiện Phong sống dựa hoàn toàn vào bố mẹ, gia đình lại không khá giả gì nên tuy Phong không rượu chè, ít tụ tập bạn bè, nhưng số tiền học lái môtô, tiền xăng dầu cũng đủ để cha mẹ Phong lo mệt nghỉ.

Ngành nghề mà thanh niên TQ thích nhất hiện nay là công nghệ thông tin và tài chính; kế đến mới là ngành chế tạo truyền thống và dịch vụ.

Về cơ bản, thanh niên vừa lòng với việc làm của mình, chỉ có 28% muốn đổi chỗ làm. Tỉ lệ thanh niên thất nghiệp cao hơn mức bình quân xã hội.

Khi được hỏi về chỗ làm lý tưởng, có 21% cho là cơ quan nhà nước, 22% là doanh nghiệp nhà nước, 20% muốn làm ông chủ, 10% là doanh nghiệp tư nhân và 9% là trong công ty nước ngoài.

Ngoài ra có 10% thanh niên không biết việc làm lý tưởng của mình là gì. Những người có trình độ văn hóa càng thấp lại càng không có lý tưởng.

Và một số thanh niên không muốn đi làm, chủ yếu là những người trình độ văn hóa thấp.

(Điều tra của Viện Nghiên cứu khoa học lao động về việc làm trên 7.000 thanh niên ở 220 ngành nghề khác nhau trong bốn thành phố: Thiên Tân, Trường Sa, Đại Liên, Liễu Châu)

Chưa kể những lúc tập lái xe bị té ngã trầy trụa, lại còn tiền thuốc men. Biết rõ cha mẹ đã hi sinh cho mình như thế nào, nhưng Phong vẫn quyết định theo đuổi niềm đam mê đến cùng, hi vọng có ngày sẽ vẻ vang như bao tay đua môtô chuyên nghiệp khác.

Còn Sở Di, 25 tuổi, hồi sinh viên vớ được anh bồ người Nhật. Sau khi tốt nghiệp đại học vào làm ở một công ty Nhật được một thời gian lại nghỉ việc với lý do không thích không khí làm việc ở đó, lương lại ít, không bằng cả tiền tiêu vặt mà người yêu cho. Thế là cô nghỉ việc, tự ý giữ chức “người yêu chính cống”...

Vấn đề giới NEET gây chú ý tại TQ từ đầu năm nay, khi ủy viên Hội nghị Hiệp thương chính trị TQ Giang Trung Liên đưa ra bản kiến nghị về giới thất nghiệp mới ở TQ tại hội nghị toàn quốc. Trong đó ủy viên Giang chỉ rõ số người thất nghiệp mới đang tăng dần và qua mặt số người thất nghiệp truyền thống do giảm biên chế.

Tiến sĩ khoa xã hội học Viện Nghiên cứu khoa học lao động Lý Thiên Quốc giải thích: một trong những nguyên nhân dẫn tới sự xuất hiện giới thất nghiệp mới là do nội dung và ngành nghề giáo dục dạy nghề TQ không thích hợp với thị trường lao động.

Theo ông, việc làm là con đường hội nhập xã hội của con người. Theo kinh nghiệm của thế giới, giới NEET là những người dễ rơi vào con đường nghiện ngập, bạo lực, phạm tội... Ngoài ra thanh niên không làm việc, sống dựa vào cha mẹ rất dễ dẫn đến xung đột với chế độ dưỡng lão vẫn còn hạn hẹp của TQ, là một sự lãng phí nguồn nhân lực lớn.

Chuyên gia Tôn Vân Hiểu, Trung tâm Nghiên cứu thanh thiếu niên TQ, cho rằng giới NEET TQ là tác phẩm của thời đại con một: nhiều người trong số họ không rõ mình muốn gì, cũng không có khả năng làm việc.

Tôn Lập Bình, giáo sư khoa xã hội học Trường đại học Thanh Hoa, cho rằng một trong những nguyên nhân xuất hiện NEET chính vì nguồn lao động quá dồi dào, cung vượt quá cầu; mặt khác do họ là những người “cao không tới, thấp không ưa”, là những người không thể chịu đựng khổ nhọc.

Trong bản kiến nghị của Giang Trung Liên có nhắc đến một điều là giới NEET không có cơ quan quản lý, nên ông đã đưa ra bốn kiến nghị: xây dựng tổ chức chuyên trách quản lý NEET; mở lớp dạy nghề cho đối tượng NEET; ưu tiên giải quyết việc làm cho họ và có các chính sách cho vay, giảm thuế để khuyến khích tìm việc làm.

CẢNH CHÁNH tổng hợp
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên