29/07/2006 14:05 GMT+7

"Gieo gió, gặt bão"

CP10
CP10

TTCT - Khi vẫn còn tồn tại trong thực tế việc một doanh nghiệp nào đó có mối quan hệ “sâu đậm” với cơ quan chủ quản thì độc quyền vẫn còn hành khách hàng dài dài, đơn giản là vì tư tưởng “phủ bênh phủ, huyện bênh huyện” vẫn còn đất sống.

Vì vậy, “bản thân ngành điện bây giờ có EVN Telecom phải đi vào cạnh tranh với một đơn vị độc quyền khác”, theo cách nói nôm na của dân ta thì đó chính là “gieo gió, gặt bão”, nên dù có bức xúc trước việc EVN Telecom bị gây khó nhưng người tiêu dùng chúng tôi không “thương” như khi nghe tin các doanh nghiệp khác bị xử ép.

Đơn giản vì chúng tôi đã, đang và vẫn còn bị ngành điện bắt chẹt, nên cũng muốn ông điện biết được cảm giác bị kẻ khác “bắt chẹt” là như thế nào để mong ông có cách cư xử tốt hơn với khách hàng khi khả năng độc quyền của “ông” vẫn còn được kéo dài vài thập niên nữa.

Để giảm dần những vụ việc kiểu VNPT với Viettel và EVN Telecom; giữa VN Airlines với Pacific Airlines; giữa NXB Giáo Dục với các NXB khác (và cả với các bậc phụ huynh) tôi xin kiến nghị:

1/ Nhà nước (nói chung), các cơ quan nhà nước (nói riêng) chỉ nên quản lý hành chính về kinh tế bằng cách định hướng để nền kinh tế phát triển đúng hướng, tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế thông qua việc ban hành các chính sách, văn bản pháp luật nhất quán, minh bạch để điều chỉnh những quan hệ kinh tế nhất định trên cơ sở bảo đảm công bằng xã hội, “bảo đảm quyền bình đẳng trong sản xuất kinh doanh cho mọi thành phần kinh tế trước pháp luật” (điều 16 - hiến pháp 1992).

2/ Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, pháp luật là công cụ chủ yếu và có hiệu quả nhất để Nhà nước quản lý kinh tế đúng định hướng XHCN và phù hợp với thông lệ quốc tế. Vì vậy, tăng cường hiệu lực quản lý kinh tế nhà nước không chỉ ở việc đổi mới về tổ chức và tư duy của các cơ quan quản lý nhà nước cho phù hợp với cơ chế mới, mà còn cần tạo điều kiện để tòa án kinh tế phát huy chức năng, tác dụng của mình.

Chỉ khi nào việc khởi kiện ra tòa trong hoạt động kinh tế trở thành một thông lệ, thay cho việc gửi văn bản giải trình, rồi phập phồng chờ “ông chủ quản” phán xử thì khi đó mới có thể nói đến chuyện liên kết để tạo sức mạnh cạnh tranh với doanh nhân nước ngoài, vốn rất bản lĩnh trong việc đối đầu với các chiêu thức kinh doanh và cạnh tranh trên thương trường, cũng như trong việc khai thác điểm yếu của đối thủ (và nâng niu khách hàng) để mang lợi nhuận về cho doanh nghiệp của mình.

CP10
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên