10/12/2006 08:01 GMT+7

Giáo dục phi tôn giáo

LinhThoai
LinhThoai

TTO - Sarmiento cho rằng nền giáo dục ở Argentina phải phi tôn giáo. Sự tiến bộ xã hội sẽ phụ thuộc vào các yếu tố văn hoá, và giáo dục phi tôn giáo là nhu cầu của nhà nước dân chủ cộng hoà. Sau đó, ông tiến hành những chiến dịch đầy nhiệt huyết, cổ động cho giáo dục phi tôn giáo với tờ El National (Quốc gia) lần đầu tiên xuất bản nhân dịp Hội nghị giáo dục năm 1882 và suốt cuộc tranh luận trong Quốc hội về dự luật mà hai năm sau đã trở thành luật.

sbc9iuYs.jpgPhóng to
TTO - Sarmiento cho rằng nền giáo dục ở Argentina phải phi tôn giáo. Sự tiến bộ xã hội sẽ phụ thuộc vào các yếu tố văn hoá, và giáo dục phi tôn giáo là nhu cầu của nhà nước dân chủ cộng hoà. Sau đó, ông tiến hành những chiến dịch đầy nhiệt huyết, cổ động cho giáo dục phi tôn giáo với tờ El National (Quốc gia) lần đầu tiên xuất bản nhân dịp Hội nghị giáo dục năm 1882 và suốt cuộc tranh luận trong Quốc hội về dự luật mà hai năm sau đã trở thành luật.

Tất nhiên, thái độ này không ám chỉ chủ nghĩa vô thần, cũng không phải là ông muốn chống lại tôn giáo. Sự tôn kính ông dành cho tôn giáo có thể được tìm thấy trong nhiều cuốn sách, chẳng hạn như Lương tâm của trẻ em (Một cuốn sách về lời răn dạy và cầu nguyện của Cơ đốc giáo) và Cuộc đời của chúa Jesus (Một bài văn giải thích Kinh phúc âm), nhiều đoạn trong cuốn Trường học không có tôn giáo của vợ tôi (La escuela sin la religión de mi mujer) và nhiều sách khác. Nhưng Sarmiento không bao giờ định làm mọi người nhầm lẫn bằng cách sử dụng từ “Thiên chúa giáo” theo nghĩa hẹp như một người theo đạo Cơ đốc giáo. Trái lại, lập trường của ông rất rõ ràng. Sarmiento tôn kính chúa Jesus và ca ngợi học thuyết của Nhà thờ Tin lành Ông tán thành nguyên tắc khoan dung, tự do và tiến bộ xã hội, nhưng vì lợi ích của khoa học hiện đại và tiến bộ của cả dân tộc, ông vẫn không ngừng chiến đấu chống lại lối giáo dục thần luận cơ đốc giáo.

Mặt khác, ông còn căn cứ trên nền tảng luật pháp hiện hành để bảo vệ cho quan điểm giáo dục cấp tiến. Giải thích chính xác các điều khoản của Hiến pháp và tích luỹ được rất nhiều tiền lệ hiến pháp, ông có thể chứng minh sự cần thiết của giáo dục cấp tiến. Tính hiện thực, đặc trưng của hệ thống trường học của Argentina căn cứ trên những nguyên tắc của Hiến pháp năm 1853, là một biểu hiện của sự tự do, mặc dù học thuyết muốn áp đặt giáo dục tôn giáo trong các trường phổ thông lại đối lập với sự tự do. Hơn nữa, hệ thống phối hợp hai loại hình giáo dục thúc đẩy sự phát triển của những trường tư, dù là theo giáo phái hay không, thì các bậc phụ huynh sẽ có quyền chọn loại hình giáo dục mà họ thích cho con của họ. Hiển nhiên là giáo dục phi tôn giáo của nhà nước không phải là một biện pháp nhằm tạo ra thái độ tuân thủ máy móc, càng không phải để hình thành tầng lớp thượng lưu mang lại lợi ích cho nhóm người có quyền lực nào.

VYJJLU95.jpgPhóng to
LinhThoai
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên