02/02/2007 12:19 GMT+7

Giải Nhất bút ký văn học TP Cần Thơ 2006: Không phải bút ký

Theo Lê Xuân - Tiền phong
Theo Lê Xuân - Tiền phong

Sau khi một số bài đoạt giải đăng trên Tạp chí Văn Nghệ Cần Thơ số 34 (tháng 11 & 12-2006) có nhiều dư luận xôn xao về bài đạt giải Nhất - “Vầng dương trong mây xám” (VDTMX) của HBL.

Ezod2JPl.jpgPhóng to

Tác phẩm “Vầng dương trong mây xám” in trong Tạp chí Văn nghệ Cần Thơ. Ảnh: Sáu Nghệ - Báo Cần Thơ

Sau khi một số bài đoạt giải đăng trên Tạp chí Văn Nghệ Cần Thơ số 34 (tháng 11 & 12-2006) có nhiều dư luận xôn xao về bài đạt giải Nhất - “Vầng dương trong mây xám” (VDTMX) của HBL.

Hội Văn học Nghệ thuật TP Cần Thơ tổ chức cuộc thi bút ký với chủ đề “Quê hương, đất nước, con người Cần Thơ trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa” từ tháng 6 đến tháng 11-2006, có 25 tác giả dự thi với 37 tác phẩm.

Ban sơ khảo gồm các nhà văn Nguyễn Khai Phong, Lê Đình Bích, Huỳnh Văn Nguyệt. Ban chung khảo gồm các nhà văn Trần Thanh Giao, Thanh Giang, Nguyễn Khai Phong. Có 11/15 tác phẩm được trao giải.

Sau khi một số bài đoạt giải đăng trên Tạp chí Văn Nghệ Cần Thơ số 34 (tháng 11 & 12-2006) có nhiều dư luận xôn xao về bài đạt giải Nhất - “Vầng dương trong mây xám” (VDTMX) của HBL.

Tác phẩm này không phải bút ký mà là một truyện ngắn, nhân vật được hư cấu … Theo nhà văn Trần Thanh Giao - Chủ tịch Ban chung khảo, không có tác phẩm nào đạt số điểm để xếp giải Nhất. Thứ hạng các giải hoàn toàn do … Ban tổ chức cuộc thi của Hội Văn Nghệ Cần Thơ sắp xếp.

Trước hết về thể loại, theo “Từ điển Tiếng Việt”- Viện Ngôn ngữ học - 1992 - trang 105 “Bút ký là ghi lại những điều tai nghe mắt thấy, những nhận xét, cảm xúc của người viết trước các hiện tượng trong cuộc sống”, theo “Từ điển thuật ngữ văn học”- NXB Giáo dục- 1992- trang 20: “Bút ký: thể loại thuộc loại hình ký, thường có quy mô tương ứng với truyện ngắn.

Bút ký khác truyện ngắn ở chỗ, tác giả bút ký không sử dụng hư cấu vào việc phản ánh hiện thực”. Trong “Từ điển văn học” tập I, NXB KHXH- 1983, GS-TS Nguyễn Xuân Nam, trang 89 cũng ghi: “Bút ký là một thể văn thuộc loại ký, nhằm ghi lại sự việc, cảnh vật mà nhà văn mắt thấy, tai nghe… ghi lại người thật việc thật”.

VDTMX có hai nhân vật chính là “tôi” và người “thầy”. Người “thầy” này được gọi tên cụ thể, là linh mục - bác sĩ Cổ Tấn Hưng. Trong tác phẩm VDTMX, ông đã chết trong một tình huống khá bi kịch và đau đớn. Nhưng trong thực tế, linh mục - bác sĩ Cổ Tấn Hưng còn sống tại một nhà thờ ở Thủ Đức, TPHCM. Nhiều chi tiết hư cấu sai khoa học như vào các năm 1979 - 1980 đã phát hiện HIV/AIDS. Thực ra mãi tới năm 1986, các nhà bác học thế giới mới tìm ra được loại virus này.

Tác giả xây dựng nhân vật Cổ Tấn Hưng bằng hư cấu nên đã dùng nhiều từ ngữ không đúng về con người thực Cổ Tấn Hưng, cho ông như là vị cứu tinh của nhân loại, lúc là “cây cổ thụ”, lúc như “vầng nhựt nguyệt”, lúc là “thần tượng”, là “tinh thể cao quý”, tả ông “mái tóc bồng bềnh như một ánh hào quang”…

Những so sánh đó không đúng với một vị linh mục - bác sĩ sống giản dị nơi nhà thờ. Tác giả còn liên tưởng về mối tình của ông với chị Việt Hương như “thanh mai, trúc mã”, tuy ông đã “hiến mình cho Chúa”. Các nhân vật chính và phụ có lớp lang, tiến triển theo thời gian, có mâu thuẫn, có kịch tính. Xuyên suốt tác phẩm là sự chứng kiến của nhân vật “tôi”. Những nhân vật phụ không có địa chỉ rõ ràng, tất cả đều do tác giả “vẽ nên”.

Về sử dụng từ ngữ ở VDTMX: Với nhân vật chính lúc là “ông”, lúc là “thầy”. Dùng khá lộn xộn, như: “Tôi biết thầy nhiều năm và chịu ơn ông, người đã dìu dắt, rọi sáng lương tâm tôi, một nghề nghiệp cao quý”. Hoặc: “Thầy khen thơ hay, tôi đành đánh bạo hỏi ông có thấy chị Việt Hương đẹp không?”. “Diễn biến phức tạp trên gương mặt ông và những ngón tay run rẩy của thầy đang cố dò mạch…”.

Nhiều câu văn tối nghĩa: “Tôi thấy và nghe sự y đức của thầy”; “Chị Việt Hương công tác bên đài truyền hình là những hoa hậu không ngai trong thành phố Cần Thơ thời đó”.

Nhiều kiểu so sánh sai lô-gíc: “vầng trán điểm mồ hôi, tái xanh như cái xác chết đẹp mê hồn kia, thầy lắc đầu tuyệt vọng”; hoặc “thầy rất hiền, không thích tranh cãi, tha hồ cho họ hùa về một phía chỉ trích người”…

Xây dựng hình tượng một ông thầy là linh mục-bác sĩ sống tốt đời đẹp đạo mà cứ để cho mọi tiêu cực lấn át, ai muốn làm gì thì làm, rõ ràng nhân vật ấy không có trong thực tế.

Cuối cùng, chủ đề của cuộc thi là “Quê hương, đất nước, con người Cần Thơ trên đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa” nhưng tác phẩm VDTMX viết về thời điểm 1979-1980, không mang hơi thở đương đại, không có tính thời sự của TP Cần Thơ hôm nay.

Cuộc thi bút ký đã kết thúc, giải đã trao, người nhận hân hoan phấn khởi, bạn đọc không nỡ đòi hỏi phải hạ giải hay xoá giải, điều quan trọng là Ban tổ chức và Ban giám khảo nên có lời giải trình thỏa đáng với dư luận để rút kinh nghiệm cho những cuộc thi sau, đưa văn học trung tâm ĐBSCL phát triển.

Theo Lê Xuân - Tiền phong
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên