![]() |
Gãy xương vùng khuỷu. Ảnh: Nam Anh |
Bạn đọc
- Trả lời của phòng mạch online:
Bình thường khớp khuỷu của con người hơi bị lệch ra ngoài khoảng 5-7 độ, khi cẳng tay sấp, trục cánh tay và khuỷu sẽ thẳng hàng làm tăng tối đa lực kéo đẩy của cánh cẳng tay.
Xương trẻ em còn đang phát triển nhờ có vùng sụn gọi là sụn tăng trưởng hay sụn tiếp hợp. Vùng sụn này phát triển giúp xương dài ra. Vùng khuỷu, sụn tiếp hợp đóng vai trò ít quan trọng hơn vùng vai trong sự phát triển chiều dài cánh - cẳng tay. Tuy nhiên, gãy xương vùng khuỷu của trẻ em, nhất là gãy vùng mỏm trên lồi cầu trong cánh tay, thường có di chứng khuỷu vẹo vào trong.
Nguyên do là vùng xương gãy bị hoại tử, vùng sụn tăng trưởng bị hư hại nên không phát triển được, trong khi đó vùng sụn tăng trưởng phía ngoài vẫn phát triển nên đẩy khuỷu vẹo vào trong.
Trẻ càng nhỏ tuổi thì nguy cơ vẹo càng lớn vì xương còn phát triển mạnh. Khuỷu vẹo vào trong sẽ làm chức năng khớp khuỷu bị giảm tùy theo mức độ nặng hay nhẹ. Việc khiêng vác vật nặng bị hạn chế cũng như sức kéo - đẩy của tay sẽ giảm đi vì lúc đó khuỷu không còn thẳng được như bình thường.
Ngoài vấn đề chức năng thì khuỷu vẹo vào trong cũng gây ra vấn đề về thẩm mỹ cho các bé. Nếu khuỷu vẹo nhiều như chị mô tả, các bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật đục xương chỉnh trục cho khuỷu thẳng trở lại.
Các khoa chấn thương chỉnh hình đều có thực hiện phẫu thuật này. Chị có thể đưa cháu đến các bệnh viện có khoa chỉnh hình để khám và điều trị hoặc có thể khám tại khoa cơ xương khớp Bệnh viện Đại học Y dược cơ sở 1.
Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn cho những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch online của Tuổi TrẻOnline sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi về địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn. B.CHÂU thực hiện |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận