Nghiên cứu trên cho thấy, lứa tuổi 18-29 có tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới khi mang thai cao nhất (70%), tiếp đến là lứa tuổi 30-39 (61%). Tình trạng bệnh lý này xuất hiện nhiều hơn trong 2 quý sau của thai kỳ. Các bệnh phổ biến nhất là viêm âm đạo âm hộ, viêm cổ tử cung hoặc viêm kết hợp với biểu hiện ra nhiều khí hư, ngứa âm hộ, đau rát và đái buốt; trong đó nấm candidas và khuẩn gram là các tác nhân chủ yếu.
Kết quả trên cũng phù hợp với một khảo sát tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trước đây; theo đó có đến 72% thai phụ mắc ít nhất một loại viêm đường sinh dục dưới (âm hộ, âm đạo hay cổ tử cung). Trong đó, rất nhiều người bị viêm nhiễm kết hợp: 24% thai phụ bị viêm âm đạo và viêm cổ tử cung.
Nhiễm trùng đường sinh dục khi có thai có thể gây sẩy thai, đẻ non, thai chết lưu. Trẻ sinh ra có thể bị viêm kết mạc, viêm phổi hoặc chậm phát triển tinh thần do lây vi khuẩn từ mẹ trong khi sinh nở. Mặc dù các chứng viêm nhiễm đường sinh dục ở thai phụ gây hậu quả nặng nề như vậy nhưng trong quy trình quản lý thai nghén, việc khám phát hiện tình trạng này hiện vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Vì vậy, các chuyên gia sản phụ khoa khuyến cáo, phụ nữ mang thai phải giữ vệ sinh tốt, mặc đồ lót bằng chất liệu cotton, không rửa vùng kín bằng các loại xà phòng mạnh, cũng không làm sạch bằng cách thụt rửa sâu vào bên trong. Trong các lần khám thai, nên đề nghị bác sĩ kiểm tra xem có viêm nhiễm sinh dục không để chữa khỏi trước khi bé ra đời. Việc dùng thuốc nhất thiết phải theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con. Nếu vợ bị viêm nhiễm, người chồng cũng phải đi khám và điều trị cùng lúc; dùng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục để tránh tái nhiễm cho vợ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận