26/07/2016 14:23 GMT+7

​Flour và sức khỏe răng miệng

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Flour là một nguyên tố hóa học, một khoáng chất tự nhiên có trong nhiều loại thực phẩm và nước.

Mỗi ngày, Flour được thêm vào và bị mất đi từ lớp men răng thông qua quá trình khử khoáng và tái khoáng. Khoáng chất bị mất (khử khoáng) từ lớp men của răng khi axit hình thành từ vi khuẩn mảng bám và đường trong miệng tấn công men răng. Các khoáng chất như canxi, flour và phosphate được tái khoáng ở lớp men từ các loại thực phẩm và nước uống. Việc khử khoáng quá nhiều mà không tái khoáng đủ để sửa chữa các lớp men răng dẫn đến sâu răng.

Tác dụng của flour trong cuộc chiến răng miệng

Flour giúp ngăn ngừa sâu răng bằng cách làm cho răng thêm khả năng chống các cuộc tấn công axit từ các vi khuẩn mảng bám và đường trong miệng. Nó cũng giúp phòng sâu răng sớm. Ở trẻ em dưới sáu tuổi, flour tham gia vào sự phát triển của răng vĩnh viễn, làm cho việc khử khoáng do axit ở răng khó xảy ra hơn. Flour cũng giúp tăng cường tốc độ tái khoáng cũng như làm gián đoạn quá trình sản sinh axit trên răng của cả trẻ em và người lớn. Trẻ sơ sinh và trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng và 16 tuổi là thời gian quan trọng để được tiếp xúc với flour. Đây là khoảng thời gian chuyển tiếp giữa răng sữa và răng vĩnh viễn. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy rằng sử dụng flour (từ kem đánh răng, nước súc miệng và các phương pháp điều trị flour) là rất quan trọng trong cuộc chiến chống sâu răng như trong việc phát triển sức khỏe của răng.

Khi nào cần bổ sung flour?

Nguy cơ sâu răng cao thường gặp ở những người bị khô miệng (khô miệng gây ra bởi các bệnh như hội chứng Sjogren), những người đang sử dụng một số thuốc như: thuốc dị ứng, kháng histamin, thuốc chống lo âu, thuốc huyết áp… và những người đang được điều trị tia xạ vùng đầu cổ làm cho họ dễ bị sâu răng. 

Tình trạng thiếu nước bọt làm rửa sạch acid và các mảng bám dính thức ăn cũng dễ dẫn đến nguy cơ sâu răng cao. 

Ngoài ra, bệnh nướu răng (hay còn gọi là viêm nướu răng) cũng dễ tiếp xúc với vi khuẩn làm tăng nguy cơ sâu thân răng và chân răng. Hoặc những người thực hiện các biện pháp phục hình răng như: mão răng (chụp răng), cầu hoặc niềng răng… có thể làm cho các cấu trúc răng nằm bên dưới hoặc xung quanh của các thiết bị chỉnh hình răng khó được làm sạch, nên cũng dễ bị sâu răng.

Flour được tìm thấy trong thực phẩm và trong nước máy. Nó cũng có thể được trực tiếp bôi lên răng thông qua các kem đánh răng có chất flouride và nước súc miệng.

Nước súc miệng có chứa flour với hàm lượng thấp cũng có tác dụng phòng sâu răng. Khi cần sử dụng flour với nồng độ cao hơn để điều trị thì cần phải có chỉ định của bác sĩ nha khoa. 

Ở phòng nha, bác sĩ có thể bôi flour dạng gel, bọt hay dạng sơn, vecni lên răng. Các phương pháp điều trị này có chứa hàm lượng flour cao hơn nhiều so với hàm lượng trong kem đánh răng và nước súc miệng. Vecni được sơn trên răng, bọt được đưa vào và giữ trong miệng khoảng 1-4 phút, gel có thể được phết lên răng hoặc áp dụng thông qua một máng nhai.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: Flour răng miệng