Phóng to |
Florina Ilis |
Cuộc thập tự chinh của trẻ thơ… là một trong những tiểu thuyết thành công vang dội ở Rumani trong năm 2005. Tiểu thuyết của Florina đã được Viện Văn hoá Rumani dịch ra tiếng nước ngoài.
Nhân sự kiện này, chúng tôi giới thiệu cuộc phỏng vấn của Tạp chí Người quan sát Văn hoá (Rumani) dành cho nữ nhà văn trẻ này.
* Chị đã dành cho việc viết cuốn tiểu thuyết Cuộc thập tự chinh của trẻ thơ trong bao lâu?
- Tôi đã làm việc không liên tục trong 5 năm. Trong thời gian 5 năm đó tôi còn ra nước ngoài, còn làm luận án tiến sĩ. Ngoài ra tôi còn làm việc tại thư viện, công việc sự vụ hàng ngày rất nhiều không thể thoái thác. Chủ yếu tôi dành cho việc viết lách vào thứ bảy và chủ nhật.
* Cuộc thập tự chinh… của chị đã nhận được giải của Tạp chí Văn học Rumani; Tạp chí Lời nói, của Đài tiếng nói Rumani Văn hoá … Chị có cảm nhận gì về các giải thưởng đó?
- Tôi không có ý định viết để nhận giải thưởng. Có lẽ tại vì tôi sống ở thành phố Cluj, một thành phố cởi mở và cách xa Bucarest.
* Chị cảm thấy khó chịu về các giải thưởng đó?
- Không! Điều sung sướng nhất đối với tôi: đó là giải thưởng mà công chúng người đọc dành cho tôi. Rất nhiều sinh viên ở Cluj đã tìm tôi và bày tỏ: Họ rất thích cuốn sách của tôi. Một nữ giáo sư ngôn ngữ học đã nghỉ hưu tìm gặp tôi để cảm ơn và nói rằng: Tôi đã mang lại cho bà niềm tin vào lớp nhà văn trẻ Rumani.
* Cuốn sách đầu tay của chị là cuốn sách nào?
- Đó là cuốn Thơ Haiku. Trong cuốn sách này tôi vừa làm thơ vừa tự vẽ minh hoạ…
* Chị bắt đầu cầm bút ở lứa tuổi nào?
- Tôi bắt đầu viết tiểu thuyết năm 16 tuổi. Cuốn sách đã không xuất hiện. Sau đó tôi đã viết thử vài ba vở kịch nhưng không thành.
* Tại sao chị lại chọn việc viết lách?
- Tôi không thể làm nghề khác. Anh hỏi thế khác nào: Tại sao tôi lại thở?
* Chị đặt tên sách như thế nào? Nếu chưa tìm được tên ưng ý chị có bắt đầu viết?
- Tôi không thể bắt tay vào viết nếu chưa biết tựa đề của sách. Đối với tôi tên sách vô cùng quan trọng. Các tiểu thuyết của tôi, tên sách là một thứ thìa khoá để tôi giải mã vấn đề.
* Nhà văn Stefan Agopian trong một cuộc trả lời phỏng vấn dành cho Người quan sát Văn hoá có nói rằng: Ông ta rất thích những nhà văn kiến tạo thế giới, nhà văn đó là Florina Ilis. Tại sao chị thích kiến tạo thế giới?
- Tôi nghĩ rằng đã đến thời điểm văn học Rumani sẽ xuất hiện những tác phẩm gần như được ghi lại từ những tự sự cá nhân của nhà văn. Tôi đọc rất nhiều tác phẩm văn học Rumani được viết theo phong cách này. Khi một nhà văn tự mình kể lại những kinh nghiệm khác thường của mình, những điều đó có ích với bạn đọc. Trong tiểu thuyết của tôi, tôi muốn thử hình dung xem xã hội Rumani hiện nay, người Rumani là gì?
Trong các tiểu thuyết tôi đều trình bày những kinh nghiệm sống của mình, những kinh nghiệm được lý trí chi phối. Cuộc sống của tôi không có nhiều kịch tính để có thể nói mình khác biệt với mọi người. Do đó cần được kể lại.
* Trong tiểu thuyết Cuộc thập tự chinh…, chị muốn nói về đất nước Rumani. Vì sao?
- Rumani đối với tôi là một vấn đề mà từ lâu tôi nghiền ngẫm. Điều đầu tiên tôi muốn hiểu đất nước Rumani là gì? Tại sao châu Âu lại nhìn chúng ta xấu như vậy. Tôi muốn lý giải cái thế giới mà tôi đang chung sống.
Mặt khác tôi còn muốn nói về những sự vật mà mọi người đều nhìn thấy. Mỗi người sẽ nhìn thấy hiện trạng của đất nước Rumani mà tôi mô tả. Tiểu thuyết của tôi mô tả nhiều tầng lớp trong xã hội, từ anh thợ cơ khí, đến các quan chứ chính phủ, đến cả tổng thống. Tất cả đều xuất hiện trong Cuộc thập tự chinh…
- Rumani trong tiểu thuyết Cuộc thập tự chinh… là gì?
- Tôi muốn nói đến một câu của Doktor Faustus: Có những con người ta không thể sống gần họ nhưng ta lại không thể từ bỏ. Tôi cho rằng Rumani là một đất nước gần thì khó chịu nhưng lại không thể từ bỏ, bởi vì tôi viết văn bằng tiếng Rumani. Tôi có thể ra nước ngoài, tôi sống ở đó nhưng tôi không thể rời xa tiếng Rumani.
* Đã ai biết đến Florina trước khi xuất hiện tiểu thuyết: Cuộc thập tự chinh…?
- Rất ít. Hai tiểu thuyết đầu tay xuất hiện với một tiara rất nhỏ ở Cluj.
* Theo chị ở Rumani nếu muốn tỏa sáng, chỉ cần tài năng, không cần tham gia một phe nhóm nào đó để được lăngxê? Chị có thể thành đạt mà không cần người đỡ đầu?
- Tôi không có một người đỡ đầu nào cả. Chẳng có ai can thiệp vào công việc của tôi. Tôi là một người mảnh mai và nhút nhát. Tôi chẳng nhờ ai lăngxê sách cho mình.
* Tại sao trong toàn bộ tiểu thuyết của chị, chị không sử dụng một dấu chấm nào, chị toàn dùng dấu phẩy?
- Vì cuộc sống là một dòng chảy không có điểm dừng. Điểm dừng cuối cùng đó là khi cuốn sách kết thúc. Dấu chấm cuối cùng của đời người là cái chết. Mọi vật đều vận động, tái tạo, tạm dừng sau một dấu phẩy rồi tiếp tục…
* Sách của chị được Viện Văn hoá Rumani lựa chọn một trong 20 cuốn được dịch ra tiếng nước ngoài. Chị đón nhận tin này như thế nào?
- Tôi rất hạnh phúc. Tôi biết có 300 tác giả được đề cử và không nghĩ sách mình sẽ được dịch.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận