28/08/2010 17:00 GMT+7

Flash CS4: Tìm hiểu về ảnh dạng Vector và ảnh dạng Bitmap (Raster)

GV TRƯƠNG VĂN NĂNGCông ty TNHH Khải Thiên (KTC Co., Ltd)
GV TRƯƠNG VĂN NĂNGCông ty TNHH Khải Thiên (KTC Co., Ltd)

TTO - Bảng dưới đây trình bày sự khác nhau giữa ảnh dạng vector và ảnh dạng bitmap.

ZFg8tOA9.jpgPhóng to

Ảnh dạng Bitmap<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Ảnh dạng Vector

Hầu hết các ảnh bạn thấy trên máy vi tính là ảnh dạng bitmap, ví dụ như ảnh chụp từ máy ảnh kỹ thuật số đưa vào hoặc ảnh từ các trang web.

File ảnh bitmap chứa thông tin về màu trên mỗi pixel. Ví dụ: một file ảnh có kích cỡ 10x10 pixel sẽ chứa thông tin về màu của 100 điểm riêng biệt của tấm ảnh dạng bitmap (có định dạng GIF, JPEG, …).

Ảnh dạng vector sử dụng các phương trình hình học để vẽ các đường thẳng, đường cong kết hợp với các thuộc tính để mô tả ảnh đó.

Ví dụ: một đoạn thẳng của ảnh dạng vector bao gồm hai điểm kèm theo thông tin về màu, độ lớn, kiểu dáng của đoạn thẳng đó.

Trong một số trường hợp, ảnh dạng bitmap có kích thước file nhỏ hơn nhiều so với ảnh dạng vector. Các bức ảnh chụp và các ảnh minh họa phức tạp nếu lưu ở dạng bitmap thường có kích thước file nhỏ hơn lưu ở dạng vector. Để sử dụng trong Flash, kinh nghiệm cho thấy là có thể sử dụng ảnh dạng bitmap cho ảnh chụp và dạng vector cho các ảnh khác. Trong một số trường hợp ngoại lệ, một ảnh minh họa phức tạp nên lưu ở dạng bitmap, hoặc một bức ảnh dạng bitmap nên được chuyển sang dạng vector (như trường hợp đồ lại hình bướm ở bài trước).(Xem thêm phần Trace Bitmap ở các bài thực hành tiếp theo)

Có hai lý do chính để bạn sử dụng ảnh vector trong Flash, đặc biệt sử dụng cho Web. Thứ nhất, kích thước file của ảnh dạng vector nhỏ hơn dạng bitmap trong đa số các trường hợp. Thứ hai là khả năng co dãn ảnh. Bạn có thể phóng to hoặc thu nhỏ một ảnh dạng vector mà không làm giảm chất lượng ảnh. Nếu bạn phóng to hoặc thu nhỏ một ảnh dạng bitmap có thể làm giảm chất lượng bức ảnh.

Hầu hết các ảnh trên máy vi tính được lưu ở dạng bitmap. Bạn có thể tạo ảnh dạng bitmap bằng các chương trình như Adobe Photoshop, Fireworks hoặc Paint…, sau đó import vào Flash để sử dụng. Các ảnh chụp từ máy kỹ thuật số cũng là ảnh dạng bitmap, thường được lưu ở dạng JPEG hoặc Camera RAW. Bạn phải chuyển từ dạng Camera RAW sang JPEG để có thể import vào Flash để sử dụng.

Khi bạn sử dụng các công cụ vẽ của Flash để vẽ ảnh, bạn thu được ảnh dạng vector. Bạn cũng có thể thu được ảnh dạng vector khi bạn import ảnh tạo bởi các chương trình khác như Illustrator, Freehand, AutoCAD DXF.(như trong bài thực hành ở trên).

Tìm hiểu về Import AI file

Bạn có thể import hình ảnh được vẽ từ các chương trình khác để sử dụng cho tác phẩm của bạn. Trong phần này bạn sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về import file có đuôi AI được tạo bởi chương trình Adobe Illustrator. Với Illustrator, bạn có thể vẽ những hình minh họa với nhiều tùy chọn phong phú hơn so với Flash.

Flash có thể import toàn bộ file Illustrator hoặc một phần của file tùy theo sự lựa chọn của bạn.

Khi bạn chọn File Import Import to Stage… từ menu và trỏ đến file AI để mở ra, hộp thoại xuất hiện với các tùy chọn sau đây:

rzj2FzKe.jpgPhóng to

Mục Select Illustrator Artboard: Bấm chuột vào menu xổ xuống để chọn Artboard cần import (nếu file illustrator có nhiều artboard).

Mục Check Illustrator layers to import: Mục này trình bày cấu trúc layer giống như trong illustrator. Bạn bấm chọn vào các ô tương ứng để import thành phần bạn cần import. Bấm vào lần nữa để bỏ chọn. Bấm vào hình tam giác màu xám bên trái các biểu tượng để ẩn hoặc hiện nội dung bên trong. Khi bạn chọn vào một đối tượng ở mục này, tùy theo đó là movie clip, group, path…mà mục import options bên phải sẽ có những tùy chọn khác nhau.

Trong hình trên, đối tượng được chọn là <Path, import options bên phải sẽ có các tùy chọn như sau:

Mục Import as: bạn có thể chọn Editable path để có thể nắn sửa hoặc chọn Bitmap để chuyển sang dạng bitmap.

Mục Create movie clip: chọn mục này để chuyển đối tượng được chọn sang movie clip, bạn có thể gỏ tên vào ô Instance name và chọn vị trí của Registration. Nếu không chọn, hai mục đó sẽ mờ đi.

Nút Incompatibility Report xuất hiện khi có sự không tương thích giữa file illustrator với Flash. Bạn bấm vào nút này để xem nội dung không tương thích. Nếu kết quả import vào Flash không được như mong muốn, bạn có thể mở file bằng chương trình Illustrator để điều chỉnh những phần không tương thích và import lại để kiểm tra kết quả.

Mục Convert layers to: bấm chuột vào menu xổ xuống để có thể chọn một trong các mục sau:

E7CCtezl.jpgPhóng to

- Flash Layers: chuyển sang thành các layer trong Flash.

- Keyframes: chuyển sang thành các keyframe trong Flash.

- Single Flash Layer: chuyển sang thành một layer duy nhất trong Flash.

Mục Place objects at original position: chọn mục này để giữ nguyên vị trí ban đầu của các đối tượng trong file illustrator khi đưa vào Flash.

Mục Set stage size to same size as Illustrator artboard (792 x 612): chọn mục này để điều chỉnh kích thước Stage trên Flash theo kích thước artboard của file illustrator.

Mục Import unused symbols: chọn mục này để import các symbol đã được cho ẩn trong Illustrator.

Mục Import as a single bitmap image: chọn mục này để chuyển toàn bộ các đối tượng của file illustrator sang một hình bitmap duy nhất.

Sau khi đã thiết lập các tùy chọn, bạn bấm OK để import nội dung vào.

Bạn cũng có thể thiết lập trước một số tùy chọn cho các thông số khi import file từ Illustrator. Để thực hiện bạn chọn Edit Preferences… từ menu (Hoặc phím tắt Ctrl+U):

6hoZqfsi.jpgPhóng to

Hộp thoại Preferences xuất hiện, chọn mục AI File Importer từ Category:

yN1BaPGX.jpgPhóng to

Phía bên phải là các thiết lập mặc định cho việc import một file illustrator. Bạn có thể thiết lập các thông số ở đây để khi bạn chọn Import to Stage (hoặc Import to Library) từ menu, các thiết lập này sẽ được chọn sẵn cho bạn.

Ở mục General:

* Chọn Show import dialog box để hộp thoại mở ra cho bạn kiểm tra và điều chỉnh thêm các thông số.

* Chọn Exclude objects outside artboard để không import các đối tượng nằm ngoài artboard được chọn.

* Chọn import hidden layers để import cả các layer ẩn trong file illustrator.

Ở mục Import text as:

* Chọn Editable text để có thể chỉnh sửa nội dung text sau khi đã import.

* Chọn Vector outlines để text chuyển thành shape.

* Chọn Bitmaps để chuyển text thành ảnh bitmap.

* Chọn Create movie clips để chuyển text thành movie clip.

Ở mục Import path as:

* Chọn Editable paths để chuyển đối tượng thành shape.

* Chọn Bitmaps để chuyển đối tượng thành ảnh bitmap.

* Chọn Create movie clips để chuyển đối tượng thành movie clip.

Ở mục Images:

* Chọn Flatten bitmaps to maintain appearance để chuyển các ảnh bitmap thành một ảnh duy nhất để duy trì dáng vẽ gốc của các ảnh.

* Chọn Create movie clips để chuyển đối tượng thành movie clip.

Ở mục Groups:

* Chọn Import as bitmaps để chuyển group thành ảnh bitmap.

* Chọn Create movie clips để chuyển đối tượng thành movie clip.

Ở mục Layers:

* Chọn Import as bitmaps để chuyển layer thành ảnh bitmap.

* Chọn Create movie clips để chuyển đối tượng thành movie clip.

Ở mục Movie clip Registration: Chọn 1 trong 9 vị trí để làm registration cho movie clip.

---------------------------------------------------------------------------------------

KIẾN THỨC ADOBE FLASH CS4 CĂN BẢN

* Bài 1: Giới thiệu chương trình Flash và các điểm mới của Flash CS4 Professional* Bài 1: Giới thiệu giao diện chương trình * Bài 2: Tạo ảnh động theo phương pháp Frame-By-Frame* Bài 2: Tạo ảnh động theo phương pháp Frame-By-Frame(tiếp theo)* Bài 3: Tạo ảnh động theo phương pháp Motion Tween* Bài 4: Tạo ảnh động theo phương pháp Shape Tween* Bài 4: Tạo ảnh động theo phương pháp Shape Tween (tiếp theo)* Bài 5: Sử dụng Motion Presets để tạo ảnh động* Bài 5: Sử dụng Motion Presets để tạo ảnh động(tiếp theo)* Bài 6: Điều chỉnh Motion Path* Bài 7 Tối ưu hóa cách quản lý các Layer* Bài 7: Tối ưu hóa cách quản lý các Layer(tiếp theo)* Bài 7: Tạo bản preview cho custom presets* Bài 8: Tạo hiệu ứng lấp lánh cho chữ* Bài 8: Tạo hiệu ứng lấp lánh cho chữ (tiếp theo)* Bài 8: Tìm hiểu về Rectangle Tool, tọa độ và kích thước* Bài 9: Tạo trò chơi bóng bàn đơn giản* Bài 9: Tạo trò chơi bóng bàn đơn giản(tiếp theo)* Bài 9: Tìm hiểu về Oval Tool(tiếp theo)* Bài 10: Sử dụng Shape Hint* Bài 10: Sử dụng Shape Hint (tiếp theo) * Bài 10:Tìm hiểu về PolyStar Tool* Bài 11: Classic Tween và trò chơi bập bênh đơn giản* Bài 11: Classic Tween và trò chơi bập bênh đơn giản (tiếp theo)* Bài 11: Phần lý thuyết bổ sung cho bài thực hành: Tìm hiểu về Grid* Bài 12: Thay đổi tốc độ hoạt động với tùy chọn Ease* Bài 12: Tìm hiểu về Ease(Phần lý thuyết bổ sung cho bài thực hành)* Bài 13: Sử dụng Classic motion guide* Bài 13: Tìm hiểu về Tweening(Phần lý thuyết bổ sung cho bài thực hành)* Bài 14: Sử dụng Color effect* Bài 14: Sử dụng Color effect(tiếp theo)* Bài 14: Tìm hiểu về Color Effect(Phần lý thuyết bổ sung cho bài thực hành)* Bài 16: Áp dụng color effect để tạo slideshow* Bài 16: Áp dụng color effect để tạo slideshow(Phần 2)* Bài 16: Áp dụng color effect để tạo slideshow(Phần 3)* Bài 16: Áp dụng color effect để tạo slideshow(Phần 4)* Bài 16: Tìm hiểu về Preloader(Phần 5)* Bài 17: Sử dụng Motion presets tạo slideshow(Phần 1)* Bài 17: Sử dụng Motion presets tạo slideshow (Phần 2)* Bài 17:Sử dụng Motion presets tạo slideshow (Phần lý thuyết bổ sung cho thực hành)* Bài 19: Tạo bướm bay lượn (Bài thực hành - Phần 1)* Bài 19: Tạo bướm bay lượn (Bài thực hành - Phần 2)* Bài 19: Tạo bướm bay lượn(Phần lý thuyết bổ sung cho bài thực hành)* Bài 20: Import file tạo bởi chương trình Adobe Illustrator (Phần 1)* Bài 20: Import file tạo bởi chương trình Adobe Illustrator (Phần 2)

NhipSongSo.TuoiTre.vn :: KIẾN THỨC CÔNG NGHỆ
GV TRƯƠNG VĂN NĂNGCông ty TNHH Khải Thiên (KTC Co., Ltd)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên