18/09/2007 11:59 GMT+7

Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 2007

Đ.TÂM
Đ.TÂM

TTO - Không chỉ được thưởng thức các màn biểu diễn của 30 đoàn cồng chiêng trong cả nước về Đắc Lắk dự "Lễ hội văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên 2007" mà du khách nước ngoài còn bất ngờ gặp lại những dàn nhạc giao hưởng lớn với thứ âm nhạc hàn lâm quen thuộc ở Âu châu.

shOMZlFt.jpgPhóng to
"Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên của VN" được Unesco công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại

Chương trình “Lễ hội văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 2007” sẽ diễn ra tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắc Lắk) từ 21-11 tới 24-11-2007. Đây là một sự kiện quy mô quốc gia mang nhiều ý nghĩa sâu sắc và cũng là dịp thu hút du khách bốn phương về với vùng đất Cao nguyên giàu di sản văn hoá.

Được chọn là đơn vị giới thiệu chính thức chùm tour kết hợp “Lễ hội văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên 2007”, để quảng bá cho sự kiện này, Saigontourist sẽ có mặt tại nhiều hội chợ du lịch quốc tế tổ chức ở Seatrade (Đức, từ 25 đến 27-9), Top Resa (Pháp, từ 26 đến 28-9), Leisure (Nga, từ 25 đến 28-9), ITE (TP HCM, từ 5 đến 7-10), IT & CMA (Thái Lan, từ 23 đến 25-10), WTM (Anh, từ 12 đến 15-11)… để giới thiệu đến Việt Kiều và khách nước ngoài các tour tham quan đúng thời điểm diễn ra lễ hội.

Hiện chùm tour cho sự kiện này được thiết kế khá đa dạng: TourTây Nguyên- Đại ngàn vang tiếng cồng chiêng (5 ngày 4 đêm, đi về bằng xe, giá 3.100.000 đồng/khách), tour Tây Nguyên tung cánh chim Ch’rao (5 ngày 4 đêm, đi về bằng xe, giá 3.220.000 đồng/khách), tour Tây Nguyên- Tiếng cồng hội mùa thu (3 ngày 2 đêm, đi về bằng xe, giá 1.255.000 đồng/khách), tour Liên tuyến Buôn Ma Thuột- hồ Lăk- Đà Lạt (5 ngày 4 đêm, đi về bằng xe, giá 1.735.000 đồng/khách), tour Gió đại ngàn vờn sóng đại dương HCMC – Daklak – Gia Lai – KonTum – Phú Yên – Khánh Hòa (7 ngày 6 đêm, đi về bằng xe, giá 4.210.000 đồng/khách), tour Ayunpa- Dòng sông khát vọng Buôn Ma Thuột – Tuy Hòa - Nha Trang (5 ngày 4 đêm, đi về bằng xe, giá 3.340.000 đồng/khách)…

Văn hoá cồng chiêng được phát triển từ nền văn hoá đồng thau (mà đại diện tiêu biểu là trống đồng ra đời cách đây 3.000 năm) là loại hình nghệ thuật gắn với lịch sử văn hoá của các dân tộc thiểu số sống dọc dãy Trường Sơn ở Tây nguyên.

Các tour chú trọng khám phá những yếu tố văn hóa và thiên nhiên đặc trưng của vùng đất này: thăm buôn Đôn với nhà sàn 100 năm tuổi của bộ tộc Lào; đến lăng mộ và nghe kể chuyện về vua Voi Khunsanop cũng như tín ngưỡng bỏ mả của dân tộc Êđê; qua cầu treo trên sông Sérépok để khám phá khu du lịch sinh thái còn hoang sơ và không khí trong lành; chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc gỗ dân gian Tây Nguyên, đi thuyền độc mộc trên hồ Lắk; dự khán một số lễ- tục của dân tộc Tây Nguyên như lễ cúng sức khoẻ cho voi, lễ cầu lửa của người Êđê và M’nông ở buôn Đôn; xem chương trình nghệ thuật “Đêm huyền diệu”…

Không chỉ được thưởng thức các màn biểu diễn của 30 đoàn cồng chiêng trong cả nước về Đắc Lắk dự "Lễ hội văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên 2007" mà du khách nước ngoài còn bất ngờ gặp lại những dàn nhạc giao hưởng lớn với thứ âm nhạc hàn lâm quen thuộc ở Âu châu. Đây chính là sự giao hòa giữa cồng chiêng và giao hưởng hay nói cách khác: một cuộc gặp gỡ giữa âm nhạc sơ khai và âm nhạc hàn lâm đầy ngẫu hứng và độc đáo.

Đ.TÂM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên