![]() |
Và đó là thương hiệu công bằng duy nhất được cấp cho những cây dứa trên thế giới. Ở HTX này, nằm trong một vùng nhiệt đới ẩm ướt, có hai loại dứa đặc sản được trồng xen giữa những cây cao su và cây cọ: giống Mauritius nổi tiếng ngon nhất thế giới, và giống Kew to và nhiều nước nhất.
Cũng như nhiều loại nông phẩm khác, cây dứa trước đây cũng bị tình trạng rớt giá mạnh khi vào mùa thu hoạch rộ (từ tháng giêng đến tháng sáu): có hộ xã viên sản xuất và tiêu thụ đến 10 tấn dứa mỗi năm, với giá không dưới 5 rupee (khoảng 0,1 euro) một quả, nhưng vào thời gian nói trên giá có thể rớt xuống chỉ còn 2 rupee, phải bán lỗ. Nay với nguyên tắc nền tảng của fairtrade do FLO đề ra, việc thu mua được đảm bảo theo một giá sàn tối thiểu không dưới 5 rupee bất kể thời vụ thu hoạch được mất, nhiều ít ra sao.
Giá thu mua này đã giúp người sản xuất trang trải các chi phí sản xuất (mua hạt giống và phân bón) cùng những nhu cầu cơ bản cho gia đình họ. Lối mua bán fairtrade còn đảm bảo cả việc ứng tiền trước cho các mùa dứa sẽ thu hoạch, và cuối cùng, điều này nữa: FLO còn treo giải phát triển dành cho các đầu tư tập thể cho các HTX. Ở HTX NAPC, phần lớn tiền thưởng được để dành cho việc xây trung tâm đào tạo tin học.
Năm 2005, một người Pháp là Tristan Lecomte đã mở công ty thu mua phần lớn nhất - đến 50% - số dứa của NAPC theo nguyên tắc của fairtrade. Nhờ anh ta cùng những nhà thu mua khác nữa mà đời sống của những người trồng mía ở nơi đây được đảm bảo ổn định và ngày càng được khấm khá hơn, thể hiện qua việc nhiều ngôi nhà mới lần lượt được mọc lên.
Hãng của Tristan Lecomte có một nhà máy chế biến tại chỗ, sát ngay nơi thu mua, nằm cách đó chỉ vài cây số. Nước dứa ép ra được chứa trong những thùng phuy 200 lít; sáng sớm hôm sau chúng được chuyển ngay về Bỉ, được chế biến và đóng chai thủy tinh 75 (loại chai 75cl). Chỉ vài ngày sau người ta đã thấy chúng trên các kệ bày hàng của các siêu thị Leclere, Carrefour, Monoprix, Auchan..., nằm lẫn giữa các sản phẩm khác mang nhãn “fairtrade” như Lobodis, Ethiquable hay Malongo.
Thương nghiệp công bằng chỉ thực hiện được và có tương lai nhờ vào phân phối lớn. Và theo đó, cả số phận, tương lai của những người sản xuất nghèo. Và đấy là lối thoát duy nhất. Tristan Lecomte dẫn giải: “Chính qua những hệ thống phân phối lớn với những khối lượng bán quan trọng mà chúng tôi có thể trả nhiều hơn cho những nhà sản xuất, nhờ vào những tiết kiệm trên qui mô, đồng thời vẫn đưa ra được giá cạnh tranh cho sản phẩm đến tay người tiêu thụ”.
Tính trung bình, 10% giá tiền mà khách mua lẻ phải trả (1,84 euro cho chai nước dứa chẳng hạn) sẽ vào tay người sản xuất, chỉ 3,50 cho vòng quay thương mại cổ điển. Tính ra, một cặp vợ chồng như Katerina cùng Iype ở HTX trên với 10.000 cây dứa trồng được thương hiệu hóa, mỗi năm có thể thu nhập 200 euro.
Cuối cùng, một câu hỏi: Max Navelaar nghĩa là gì vậy? Nó là đề của một cuốn tiểu thuyết được Edouard Douwes Dekker viết vào thế kỷ 19. Nhân vật trung tâm của cuốn tiểu thuyết là nhà nhân văn học Max Navelaar; ông ta là người đã tố cáo việc đàn áp những người nông dân Indonesia bằng một chế độ buôn bán bất công dựa trên sự bóc lột những người nghèo nhất.
Năm 1988, để tôn vinh nhân vật này, người Hà Lan đã thành lập Hiệp hội Max Navelaar và thương hiệu buôn bán công bằng mang tên ông ta. Năm 1996, Max Navelaar France ra đời, thương hiệu hóa một loạt nông phẩm như gạo, cà phê, chè, sôcôla, chuối, dứa, bông vải...
Mong sao hoạt động fairtrade cũng sẽ tìm đến - hay được mời gọi đến - với nông phẩm đặc sản các loại ở nước ta trong một ngày không xa, góp vào việc đưa nông nghiệp hàng hóa của nước ta đi lên.
Fairtrade Labelling Organizations International (FLO) là một tổ chức chứng thực nhãn hiệu quốc tế bảo đảm rằng mọi sản phẩm mang nhãn hiệu “Fairtrade” này, cho dù bán ở đâu, cũng đều đáp ứng các tiêu chuẩn của tổ chức này. FLO hoạt động từ hơn 40 năm qua, bắt đầu từ một liên kết giữa một số nhà nhập khẩu và bán lẻ không vụ lợi ở các nước phát triển với các nhà sản xuất nông sản qui mô nhỏ ở các nước đang phát triển, nhằm chống lại sự ép giá bởi các tầng lớp trung gian, bảo vệ quyền lợi của nông dân. Cho đến nay, FLO đảm trách việc chứng thực nông sản cho người nông dân. Tới đây, FLO sẽ tiến đến chứng thực chất lượng hàng công nghiệp. Hiện tại việc chứng thực này do một công ty trách nhiệm hữu hạn mang tên là “FLO-Cert Ltd” đảm trách để đảm bảo tính minh bạch, do lẽ thị trường có thể hồ nghi tính khách quan của một tổ chức. Bằng cách chứng thực chất lượng đó và với mạng lưới của mình tại 50 quốc gia, FLO có đủ tư thế để bảo vệ người nông dân nghèo, vốn không tiếp cận được với thông tin thị trường, khỏi bị ép giá. Có hai loại tiêu chuẩn chứng thực “Fairtrade”. Chứng thực đầu tiên dành cho các tiểu nông tập hợp thành hợp tác xã hay một cơ cấu tổ chức nào khác, tham gia một cách dân chủ. Chứng thực thứ nhì dành cho công nhân nông trường hay trong các nhà máy chế biến, được chủ nhân trả lương “đàng hoàng”, được cung cấp chỗ ở, được gia nhập các đoàn thể nghề nghiệp, được đảm bảo y tế, an toàn lao động, làm việc trong môi trường đáp ứng các chuẩn qui định. Có thể tìm hiểu các tiêu chuẩn cụ thể cho từng loại nông sản tại địa chỉ sau: http://www.fairtrade.net/sites/standards/sp.html Đổi lại, với chứng thực này của Fairtrade, giới doanh nghiệp mua bán nông sản sẽ phải trả một giá đủ để bù đắp các chi phí sản xuất cũng như cuộc sống, chi một khoản tiền thưởng khuyến khích nông dân đầu tư, nếu cần có thể tạm ứng cho nông dân, và cuối cùng là ký hợp đồng dài hạn với nông dân. Có thể tham khảo thêm về Fairtrade ở địa chỉ: |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận