30/08/2007 06:08 GMT+7

Duyên nợ văn chương với Bác Hồ

V.HOÀI thực hiện
V.HOÀI thực hiện

TT - Ở tuổi ngoài 70 và đã về an hưởng tuổi già, nhà văn - thiếu tướng Hồ Phương lại vừa gây một bất ngờ khi ông cho công bố tại NXB Kim đồng cuốn tiểu thuyết mới nhất của mình: Cha và con.

Nhà văn Hồ Phương:

qrsu2olx.jpgPhóng to
TT - Ở tuổi ngoài 70 và đã về an hưởng tuổi già, nhà văn - thiếu tướng Hồ Phương lại vừa gây một bất ngờ khi ông cho công bố tại NXB Kim đồng cuốn tiểu thuyết mới nhất của mình: Cha và con.
Nghe đọc nội dung toàn bài:

Nhân vật của ông lần này không còn là những cậu lính Hà Nội xếp bút nghiên đi đánh giặc mà “đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” nữa. Cẩn thận với tác phong của một người lính, nhưng mạnh dạn như một... cán bộ hưu trí, ông viết về con người mà mình thần tượng suốt đời: Bác Hồ. Ông nói:

- Năm tôi 14 tuổi, cách mạng thành công, tôi đã nghe cha mình - một bậc túc nho, và các anh trai ngồi nói chuyện về Bác - người thanh niên VN bé nhỏ, gầy gò, mắt sáng từng đứng trước hội nghị Versailles để đọc “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, tôi vào tự vệ thành, rồi trở thành Vệ Út của trung đoàn Thủ đô cũng là vì hâm mộ Bác Hồ mà đi thôi. Lên chiến khu, được gặp Bác trực tiếp, hình ảnh thần tượng trong tôi càng sống động.

vptV6VoK.jpgPhóng to

Với hơn 200 trang sách, Cha và con khắc họa chân dung Bác Hồ từ khi là cậu bé 10 tuổi đến khi quyết định ra đi tìm đường cứu nước. Không gian mở rộng từ làng Sen, làng Chùa (Nam Đàn, Nghệ An), kinh đô Huế, Bình Khê, Phan Thiết - nơi cụ thân sinh của Bác dạy học đến Sài Gòn - nơi chàng trai Nguyễn Tất Thành nhận thức được rằng "muốn đánh Pháp phải hiểu được Pháp" và lên đường xuất dương.

Viết về một thời kỳ lịch sử còn đậm đặc chất phong kiến, nhưng nhà văn Hồ Phương chọn cách thể hiện nhanh, khá hiện đại, mang màu sắc điện ảnh. Cuốn sách sẽ được T.Ư Đoàn TNCSHCM và NXB Kim đồng phối hợp tổ chức ra mắt tại khu lưu niệm Bác Hồ tại xã Kim Liên, Nam Đàn - quê hương Bác vào ngày 1-9-2007.

Năm 1948, tôi viết truyện ngắn đầu tay Nước mắt xung kích. Hồi ấy viết văn làm thơ ai cũng lấy bút danh, tôi nghĩ mãi rồi lấy bút danh Hồ Phương. Các bạn trẻ có thể cười tôi nông nổi, nhưng chính là tôi lấy... họ Bác Hồ để ghép với tên... cô người yêu đầu tiên của mình. Vâng, Bác Hồ với tôi còn có “duyên nợ” văn chương. Thế mà 60 năm sau tôi mới viết được một cuốn tiểu thuyết nho nhỏ về Bác...

Búp sen xanh- Tôi không phải là một “ông đồ Nghệ” như anh Sơn Tùng nên tôi chọn cách viết khác - dù rất tôn trọng anh Sơn Tùng về ý tưởng và tấm lòng. “Bác Hồ của tôi” bắt đầu ở lứa tuổi thiếu niên chứ không từ một cậu bé mới lọt lòng mẹ như trong Búp sen xanh. Ở độ tuổi lên 10, cậu Côn - tên hồi nhỏ của Bác, đã có tư duy tương đối độc lập, bắt đầu phát triển tính cách.

Tôi thích thú với việc cho cậu Côn “của tôi” nghịch ngợm, lém lỉnh, trêu chọc các cô gái phường vải, biết nịnh bà để đùn việc nhà cho chị gái… tóm lại là một cậu con trai bình thường. Côn không phải là một thần đồng, cậu cũng không phán những câu như sấm Trạng. Cậu phát triển tính cách dần dần qua thời gian, qua sách vở, qua các cuộc tiếp xúc với các bậc tiền bối như Phan Bội Châu, Vương Thúc Quý...

Cha và con?

- Vì nhân vật mà tôi muốn gửi gắm nhiều nhất - ngoài cậu Côn - chính là người cha. Người cha, theo cảm nhận của riêng tôi, đã ảnh hưởng rất nhiều, nếu không nói là nhiều nhất đến sự hình thành và phát triển tính cách của cậu Côn - sau này là Nguyễn Tất Thành. Là nhà giáo, kiến thức cũng như cách nhìn nhận cuộc sống mà ông truyền cho con đã tác động mạnh mẽ đến việc tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành sau này.

Tôi luôn luôn nghĩ rằng trong gia đình đặc biệt ấy, tình phụ tử cũng thể hiện rất đặc biệt. Chính vì thế mà tôi đã rất xúc động khi viết đến cảnh chàng thanh niên lên Bình Khê để từ giã cha mình, dấn thân vào một cuộc ra đi không hẹn ngày về. Thật ra, không chỉ là cuộc chia tay của cụ Phó Bảng với cậu Côn, mà cả những cuộc chia tay với cô Thanh, cậu Khiêm, tôi cũng luôn luôn viết với một tâm thế: “giá như họ biết được đây là cuộc chia tay cuối cùng”.

-Tôi cũng đã cố gắng viết về cô Thanh và cậu Khiêm như là họ xứng đáng được biết đến. Đấy là những số phận đặc biệt. Tôi cũng muốn viết nhiều hơn nữa, nhưng qua tiếp xúc với các cụ già ở địa phương (cả Nghệ An và Huế), mọi người đều nói là cậu Khiêm và nhất là cô Thanh sống rất kín đáo, và không muốn ai nhắc đến mình. Do vậy khi viết, tôi cũng chỉ có thể viết về họ qua những cuộc gặp gỡ và qua lời của cậu Côn. Tôi cũng rất tiếc...

- Mơ ước thì ai cũng có. Cuộc đời của Bác thì quá hấp dẫn với bất kỳ người viết tiểu thuyết nào, nhưng muốn viết và viết cho ra được là một khoảng cách quá xa. Nhà văn chúng tôi cần thời gian, và có lẽ, một cách tiếp cận mới hơn nữa...

V.HOÀI thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên