10/03/2011 07:57 GMT+7

Duy Phương: Hề lại hoàn hề!

BÀ TÁM
BÀ TÁM

TTC - Mười bốn, mười lăm tuổi, với nghệ danh hề Hoàng Đức, Duy Phương bỏ nhà đi theo gánh cải lương. Hết làm lính, người ở rồi làm hề ở các đoàn Sao Ngàn Phương, Tân Dạ Lý mà cuộc sống và “danh vọng” cũng chẳng thay đổi chút nào.

Cuối cùng, chịu hổng thấu cảnh trôi dạt trên từng cây số hết ngày này sang tháng nọ, Duy Phương đành quay trở về Sài Gòn...

<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

K8WrdbP2.jpgPhóng to

Với hi vọng thành công bằng nghề khác, Duy Phương đầu quân vào lò ca hát của Tùng Lâm. Và năm 1972, năm đánh dấu một bước đột phá mới của anh. Năm đó, trong chương trình Đại nhạc hội của ông bầu Duy Ngọc, tại rạp Quốc Thanh, bên cạnh băngrôn các ca sĩ gạo cội thời bấy giờ như: Elvis Phương, Khánh Ly, Duy Khánh, Hùng Cường, Mai Lệ Huyền... xuất hiện dòng băngrôn mang dòng chữ “Giọng ca vàng năm 1972 - Duy Phương”.

Tưởng nghề ca hát sẽ cùng anh đi mãi trên đường nghệ thuật. Nhưng “thành sự tại thiên”... Trong một lần về thành phố chơi (đang là ca sĩ Đoàn ca múa nhạc Tiếng Ca Sông Hậu, diễn tại Hậu Giang), anh đến rạp Thủ Đô thăm bà chị nuôi (NS Kim Cương) rồi ngồi lai rai, bù khú cùng hề râu Thanh Việt và đạo diễn Minh Trị.

Lúc đó đạo diễn Minh Trị đang bắt tay dàn dựng vở Cô gái lái xe và cái bình cổ cho Đoàn kịch Bông Hồng, đang cần diễn viên nam có khả năng diễn hài và nhờ hề râu Thanh Việt giới thiệu. Biết Duy Phương từ thời anh còn diễn cải lương, hề râu Thanh Việt “chỉ” liền: “Không kiếm ở đâu xa, nó ngồi trước mặt anh nè...Thằng nầy nó còn dữ hơn tui nữa đó!”. Vậy là một lần nữa Duy Phương nhảy về với các vai “chọc cù lét” khán giả... Sau Cô gái lái xe... rồi đến Những đồng đội vui tính, Đời chỉ có một lần... trên sân khấu Bông Hồng đã dần hình thành tên tuổi danh hài Duy Phương.

Và tên tuổi ấy càng khẳng định hơn, khi anh hợp tác cùng NSƯT Bảo Quốc cho ra đời nhóm hài Bảo Quốc - Duy Phương vào năm 1987, một trong những nhóm hài luôn đứng hàng “top” (chạy “sô” một ngày 21 suất) tại các sân khấu, tụ điểm tấu hài trong thời hoàng kim của các chương trình tấu hài.

Là một nghệ sĩ có cái miệng dẻo quẹo, bẻ cua “một trăm tám” nên cái khả năng “đốp chát, quăng bắt ngoài vùng phủ sóng” của anh rất “ăn rơ” khi đột xuất phải diễn chung với nghệ sĩ khác... Như gãi đúng chỗ ngứa, anh hồ hởi “khoe” thành tích: “Đó là những tình huống bị quên kịch bản nên... “cương” nhưng rồi đâu cũng vô đó! Riêng một lần, đột xuất phải thế vai cho cây hài Khả Năng trong vở cải lương Dòng sông đầm lầy ở Đoàn Sài Gòn 1, tui còn nhớ như mới xảy ra ngày hôm qua. Chỉ “nghía” sơ qua kịch bản, không tập tuồng được một ngày trong khi bên cạnh toàn là một dàn sao thứ dữ như Diệp Lang, Hùng Minh, Thoại Miêu, Hoàng Giang, Mỹ Châu... thử hỏi làm sao tui không “quíu”...

Bởi vậy, trước khi ra diễn tui cứ bồn chồn lo sợ, đứng ngồi không yên, không dám uống nước. Vậy mà trước khi mở màn tui “tè” đến bảy lần, đến nỗi không còn nước để mà ra! Nhưng rồi cũng xong!

Năm 1990, tui là một nghệ sĩ hài của miền Nam đầu tiên ra thủ đô Hà Nội, phối hợp cùng ca sĩ Ngọc Tân lưu diễn suốt sáu tháng trời. Sự yêu mến, ủng hộ rất nhiệt tình của khán giả từ Hà Nội đến Hải Phòng, Hải Dương, Hòn Gai, Ninh Bình, Cửa Ông, Bắc Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Bình, Thái Nguyên...đã đem lại cho tui rất nhiều niềm vui và kỷ niệm thót tim...

Một lần ăn cơm trưa tại Hà Nội, từ ngoài cửa quán xuất hiện một nhân vật mặc “ba đờ xuy”, đeo kính râm, đầu đội mũ phớt trông rất ngầu, xồng xộc len qua mấy dãy bàn tiến thẳng về phía tui. Hổng biết chuyện gì, tui hơi run nhưng nghĩ mình đâu làm chuyện gì xấu mà sợ, nên ngồi im chờ đợi. Nhân vật ấy tiến thẳng đến vỗ vai tôi thật mạnh “Anh là Duy Phương?”... “Dạ tui đây!”... “Anh quả là thiên tài, anh hay lắm, thôi tôi về đây!”... Chỉ vậy thôi mà tui cũng quíu muốn chết”.

Phong thái tà tà, không bám trụ tại một sân khấu nào cả nhưng hằng đêm, anh vẫn cùng con trai (Duy Phước) có mặt thường xuyên tại các điểm tấu hài. Anh cho biết: “Ngày trước khác, bi giờ khác, thời hoàng kim của các nhóm hài đã lùi vào quá khứ. Dù thu nhập khá bấp bênh nhưng cuộc sống của tui cũng không mấy khó khăn lắm, vì ngoài chuyện đi diễn, tui còn có nghề tay trái...! Làm nghề thì sống chết cũng phải giữ nghề. Và điều hạnh phúc nhất đối với tui là đã để lại cho hai đứa con một vốn sống về nghệ thuật, được tích lũy trong mấy mươi năm lăn lóc với nghề. Nhóm hài “Hon cha cai” của tui, mai mốt rồi sẽ đổi thành “Bon cha ca” vì ngoài cu Phước ra, tui sẽ tăng cường thêm một nhân vật nữ để cho có thêm màu mè một tí. Đó là Lê Lộc, em kế Duy Phước...”.

BÀ TÁM

cxAaUVmf.jpgPhóng to

Tuổi Trẻ Cười số 423 (01-03-2011) hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

Chúc bạn đọc có thật nhiều thời gian thư giãn thoải mái!

BÀ TÁM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên