26/08/2006 13:58 GMT+7

Dùng vitamin trong một số bệnh cơ xương khớp

TS.BS. Nguyễn Vĩnh Ngọc (Khoa khớp BV Bạch Mai) Báo Sức khỏe & đời sống
TS.BS. Nguyễn Vĩnh Ngọc (Khoa khớp BV Bạch Mai) Báo Sức khỏe & đời sống

Hằng ngày thức ăn và nước uống cung cấp cho cơ thể chúng ta các chất dinh dưỡng như chất đạm, đường, mỡ, vitamin và các khoáng chất. Vitamin tuy chỉ cần với một số lượng rất ít nhưng lại không thể thiếu được vì nó đóng vai trò xúc tác cho những phản ứng biến hóa thức ăn thành các chất bổ để nuôi dưỡng cơ thể, làm cho cơ thể khỏe mạnh, hoạt động bình thường.

MEYdSnk8.jpgPhóng to
Con người có nhu cầu vitamin C trung bình 50 - 100mg/ngày
Hằng ngày thức ăn và nước uống cung cấp cho cơ thể chúng ta các chất dinh dưỡng như chất đạm, đường, mỡ, vitamin và các khoáng chất. Vitamin tuy chỉ cần với một số lượng rất ít nhưng lại không thể thiếu được vì nó đóng vai trò xúc tác cho những phản ứng biến hóa thức ăn thành các chất bổ để nuôi dưỡng cơ thể, làm cho cơ thể khỏe mạnh, hoạt động bình thường.

Khi cơ thể bị bệnh thì lượng vitamin trong cơ thể bị hao hụt đi nhiều đòi hỏi phải bổ sung. Tuy nhiên, trong một số bệnh xương khớp người ta còn tận dụng những tính chất quý báu của một số loại vitamin để điều trị bệnh. Đó chính là liệu pháp vitamin.

Bổ sung vitamin trong các bệnh khớp nói chung

Đối với đa số các bệnh xương khớp, người ta điều trị nguyên nhân gây bệnh, cơ chế phát triển của bệnh, khắc phục các triệu chứng bệnh khớp như đau, sưng khớp. Tuy nhiên một hướng điều trị khác là phải nâng cao thể trạng của bệnh nhân, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, để chống lại bệnh tật.

Liptamin là một loại polyvitamin cung cấp đầy đủ các vitamin A, B, C, D, E với liều khuyến cáo của FDA (Cục quản lý thức ăn và dược phẩm Hoa Kỳ) cho cơ thể trong các trường hợp suy nhược cơ thể, biếng ăn, thiếu máu, mất ngủ, mệt mỏi. Liptamin còn giúp hồi phục sức khỏe trong thời kỳ chữa bệnh và dưỡng bệnh.

Liệu pháp vitamin trong một số bệnh bệnh khớp nói riêng

* Trong đau thần kinh toạ: Dây thần kinh tọa bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ bị chèn ép bởi thoát vị đĩa đệm cho đến thiếu vitamin. Trong trường hợp này, để phục hồi thần kinh bị tổn thương người ta thường dùng các loại vitamin nhóm B với liều cao. Bình thường nhu cầu vitamin B12 chỉ là 1-5 mcg/ngày.

Vitamin B12 cùng với acid folic giúp cơ thể tạo ra DNA. Thiếu hụt B12 có thể gây thiếu máu và tổn hại đến thần kinh. Ngoài ra người ta còn phối hợp, dùng thêm cả các vitamin B1 và B6. Bình thường vitamin B1 có tác dụng làm cho thần kinh, cơ (kể cả cơ tim) hoạt động được tốt. Vitamin B6 thường dùng để phòng các bệnh thần kinh, nếu thiếu dễ bị rối loạn thần kinh.

* Bổ sung vitamin trong bệnh luput ban đỏ hệ thống: Luput ban đỏ hệ thống là bệnh khớp nhưng có tổn thương nhiều cơ quan nội tạng như tim, gan, phổi, thận, thần kinh. Đặc biệt các tổn thương da, niêm mạc rất phong phú và đa dạng như ban đỏ cánh bướm, ban dạng đĩa, ban đa hình thái, loét niêm mạc miệng, mũi. Việc bổ sung vitamin trong trường hợp này là rất cần thiết.

Các vitamin ưu tiên sử dụng trong bệnh này là vitamin A, B (B2, B3, B5, B6, B8), C, E. Vitamin A với nhu cầu trung bình 4.000 - 5.000 UI/ngày. Vitamin B2 có nhu cầu 1-2mg/ngày. Vitamin B3 (PP hay niacin) có nhu cầu trung bình 15 - 25mg/ngày. Vitamin B5 với nhu cầu trung bình 10 - 12mg/ngày. Vitamin B6 với nhu cầu trung bình 1,5 - 2mg/ngày. Vitamin B8 (vit H hay biotin) cũng quan trọng vì nếu thiếu, niêm mạc dễ bị khô, rụng tóc, mệt mỏi, đau cơ.

Vitamin C có nhu cầu trung bình 50 - 100mg/ngày. Vitamin C có nhiều trong cây xanh, rau quả như chanh, cam, quýt, bưởi, bắp cải. Nhu cầu người lớn cần 50 - 100mg/ngày, đối với trẻ em và phụ nữ có thai cần 100 - 200mg mỗi ngày. Vitamin C liều cao còn có tác dụng chống lại cảm cúm, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin E là chất chống ôxy hóa (cùng với vitamin C, beta carotene), góp phần chống lão hoá da, hạn chế xơ vữa động mạch. Vitamin E có nhu cầu hằng ngày là 5mg. Vitamin E giữ cho da được trẻ, do vậy còn hay được thêm vào các kem dưỡng da.

* Bổ sung vitamin phòng thiếu máu trong các bệnh khớp: Nhiều bệnh nhân mắc các bệnh khớp bị thiếu máu. Có nhiều lý do thiếu máu. Đầu tiên là trong các bệnh khớp viêm thì hoạt động của gan, tủy xương bị rối loạn, khiến các cơ quan này không thể bảo đảm chức năng sản xuất máu. Tiếp theo là sự cung cấp các chất cần thiết cho quá trình tạo máu (protein, sắt, các vitamin nhóm B...) cũng bị giảm sút do người bệnh chán ăn, ăn không tiêu, mắc các bệnh đường tiêu hóa kèm theo như viêm dạ dày, tá tràng, viêm gan.

Ngoài ra một số bệnh nhân khớp bị mất máu do xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày, tá tràng, bị trĩ. Khi tình trạng thiếu máu được phát hiện thì bệnh nhân cần phải được bổ sung thêm sắt và vitamin như acid folic, vitamin B12. Vitamin B9 (acid folic) có nhu cầu trung bình 2 - 3 mg/ngày.

Tóm lại, vitamin rất cần thiết cho sự sống, thiếu vitamin cơ thể có thể mắc nhiều bệnh khác nhau. Vitamin còn có tác dụng chữa một số bệnh. Tuy nhiên để có thể phát huy hết hiệu quả của liệu pháp vitamin thì cần phải dùng vitamin đúng chỉ định và tuân thủ đúng liều dùng và thời gian dùng.

TS.BS. Nguyễn Vĩnh Ngọc (Khoa khớp BV Bạch Mai) Báo Sức khỏe & đời sống
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên