![]() |
Khi còn ngồi trong ghế nhà trường các bạn hãy cố gắng đầu tư cho cho việc nắm vững các kiến thức lý thuyết căn bản, nó rất cần thiết cho bất kì ai... |
Tôi đã không... vỡ mộng Tôi đã từng... vỡ mộng Biết học ở trường đời Vào đời: Tấm bằng chỉ là điểm khởi đầu!
Trước đây khi là một sinh viên tôi đã từng suy nghĩ giống như bạn Việt Khuê, tôi học đại học 4 năm cũng đã từng trăn trở rằng liệu những kiến thức mình học có được áp dụng không, hay chỉ là một mớ lý thuyết không đầu không đuôi.
Bây giờ khi đã trở thành một cựu sinh viên tôi mới nhận thấy những suy nghĩ như vậy hết sức sai lầm. Thật sự đây không phải là lỗi của các bạn sinh viên hiện nay mà nó xuất phát từ công tác hướng nghiệp cho các bạn sinh viên hiện nay. Tôi cũng đã từng gặp một số bạn sinh viên các khóa sau, họ cũng đặt câu hỏi giống như vậy, họ hoang mang rằng ngành học sau này ra trường có việc làm hay không? Bây giờ học nên học những kiến thức gì? Liệu việc học có được áp dụng đúng như thực tế không?...
Tâm lý hoang mang như vậy cũng không phải là điều ngạc nhiên khi “công tác hướng nghiệp cho sinh viên đại học Việt Nam hiện nay đang bị bỏ quên” (một bài báo mà tôi đã viết trên báo Tuổi Trẻ chủ nhật 2006). Và điều này dẫn đến các bạn thiếu thông tin và kiền thức về nghề nghiệp trong tương lai
Đầu tiên tôi xin nói về việc liệu những kiến thức về lý thuyết có cần thiết không. Thật sự để trả lời câu hỏi này người trả lời đúng nhất phải là những người cựu sinh viên họ đã trải nghiệm và thấy được tầm quan trọng của nó. Với kinh nghiệm một người đi trước, tôi khuyên các bạn sinh viên: khi còn ngồi trong ghế nhà trường các bạn hãy cố gắng đầu tư cho cho việc nắm vững các kiến thức lý thuyết căn bản, nó rất cần thiết cho bất kì ai, bậc đại học cung cấp cho bạn nền tảng căn bản nhất cho công việc sau này và đòi hỏi bạn phải tự vận động vận dụng các lý thuyết đó.
Để nhận ra rằng kiến thức học được từ trường đại học là cần thiết bạn cũng cần phải có một thời gian dài để nhận ra, những gì mà các bạn đang học trong giảng đường là những kiến thức cần thiết nhất mà các thầy cô muốn truyền đạt cho bạn.
Trong bối cảnh giáo dục Việt Nam hiện tại còn gặp nhiều khó khăn khi chưa có sự liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp, “học chưa đi đôi với hành”, điều kiện thiết bị thực hành chưa hoàn chỉnh thì thay vì đổ lỗi cho ai đó thì các bạn sinh viên chính là người phải tự vận động thay đổi và chủ động trau dồi kiến thức phương pháp học tập chủ động.
Tôi cũng đồng ý với bạn Cao Vinh về nhận định “tấm bằng chỉ là điểm khởi đầu”. Vừa rồi có tham dự chương trình “University tour” do Trường đào tạo Pace tổ chức, theo nhận định của ông Giản Tư Trung (Người sáng lập tổ hợp đào tạo doanh nhân Pace) thì chưa bao giờ thị trường lao động Việt Nam có nhiều cơ hội đến như vậy cho các bạn trẻ. Quan trọng là khi ra trường bạn cần chọn một nghề đúng với khả năng thực tế của mình.
Một bạn sinh viên mới ra trường không thể vào làm một vị trí trưởng phòng một vị trí đòi hỏi kinh nghiệm được. Thay vì thế thì hãy chọn một công việc khởi đầu và suy nghĩ rằng trong giai đoạn ban đầu này thì việc đi làm cũng giống như là “vừa học vừa làm” để có thể định hướng và tích lũy kinh nghiệm cho nghề nghiệp trong tương lai.
Thật sự theo quan sát của tôi hiện nay các doanh nghiệp không còn chú trọng nhiều vào bằng cấp và kinh nghiệm ( trừ các vị trí chủ chốt đòi hỏi kiến thức kinh nghiệm). Các tập đoàn lớn hiện nay như P&G, Unilever hay là các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đều có chiến lược tuyển sinh viên mới ra trường vào làm việc bằng các chương trình như “Quản trị viên tập sự” “Ngày hội nghề nghiệp” dành cho các bạn sinh viên.
Điều đó cho thấy rằng thay vì nóng vội hay hoang mang thì điều hiện nay các bạn sinh viên cần làm là chủ động trong học tập và định hướng nghề nghiệp của mình một cách đúng đắn.
NGUYỄN ĐÔNG TRIỀU, Trung tâm tư vấn và đào tạo doanh nghiệp BR&T
* Nếu học mà không có một chút gì được liên hệ với thực tế thì chán thật! Tôi cũng đã từng lâm vào hoàn cảnh như bạn, cũng nghỉ 1 năm để gọi là "lăn xả" vào cuộc sống, và sau đó quay lại lớp vì tôi ngộ được rằng chỉ có làm việc tri thức mới mang lại giá trị cuộc sống bền vững.
Việc gì cũng phải cần có sự tính toán kỹ lưỡng và khoa học (có cơ sở) mới mong làm được việc lớn. Mọi chướng ngại vật ngoài đời không ở đâu xa mà là chính bản thân chúng ta vì khi gặp khó khăn chúng ta có đủ trí tuệ để giải quyết hay không. Tôi nói lên câu này là có cơ sở vì lúc "lăn xả" tôi gặp phải chuyện rắc rối tưởng chừng như không thể qua nổi, rồi tôi cũng có cách giải quyết vẹn cả đôi bề. Nếu ra ngoài cuộc sống mà không có mưu lược thì cũng chỉ là những người nằm ở tốp trung bình thôi.
HOÀNG ANH BẠC LIÊU
* Là một sinh viên đang còn ngồi trên giảng đường Đại học, tôi cảm thấy rất buồn mà cũng rất vui khi đọc những dòng tâm sự hết sức chân thành của bạn.
Trước hết, tôi thấy hơi bị “sốc” vì bài viết của bạn có vẻ “bi quan” quá. Lẽ nào giảng đường Đại học - nơi đào tạo ra biết bao thế hệ nhân tài cho đất nước, lại chỉ là đào tạo lý thuyết thôi sao? Lẽ nào giảng đường đại học không còn phù hợp, không đáp ứng được với sự phát triển của xã hội hiện nay? Và tôi lại băn khoăn: tại sao có người đang học đại học lại xin tạm hoãn để đi làm, rồi lại quay lại học để lấy bằng để làm gì?
Tuy nhiên, tôi (và rất nhiều bạn sinh viên khác) rất cảm ơn bạn! Cảm ơn vì bạn đã dám nói thẳng, nói thật về một thực trạng của xã hội hiện nay khi không ít bộ phận quá coi trọng hình thức, bằng cấp.
Có thể nói, nhờ bạn mà tôi và một số SV đang ngồi trên giảng đường Đại học nhận ra được nhiều điều, biết mình đang ở đâu, mình cần gì và mình phải làm thế nào... để có thể kiếm được việc làm sau khi ra trường. Tâm sự của bạn làm tôi nghĩ đến những câu khẩu hiệu: học để biết, học để thích ứng, học để tồn tại…
THANH TÂN, Báo chí K04, ĐH KHXH&NV TP.HCM
Những "giấc mộng buồn" như câu chuyện của Việt Khuê hẳn không phải là hiếm hoi trong giấc mơ kiếm một việc làm tốt sau ra trường của rất nhiều bạn trẻ chúng ta. Tương lai thật rộng lớn còn trường học chỉ là một chặng đường ngắn ngủi. Tại sao chúng ta bước vào thực tế quá gập ghềnh, tại sao chúng ta chưa tự tin, tại nhà trường, thầy cô, xã hội chưa giúp đỡ hay tại bản thân chúng ta chưa nỗ lực? Mong ý kiến của bạn đọc chia sẻ cùng Việt Khuê. TTO |
ý kiến bạn đọc (để đảm bảo chính xác nội dung trao đổi, vui lòng gõ font unicode có dấu)
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận