13/12/2009 08:30 GMT+7

Đừng để hối tiếc vì trẻ không rành tiếng Việt

* Chu Tấn Minh (doanh nhân người Singapore):
* Chu Tấn Minh (doanh nhân người Singapore):

TT - Qua thời gian sống khá lâu tại TP.HCM, tôi để ý đến việc có rất nhiều trường quốc tế được mở tại VN từ cấp tiểu học tới đại học. Nếu xét theo góc độ tích cực thì đây là một tín hiệu tốt, thể hiện VN hòa nhập tốt với xu hướng phát triển của thế giới.

Việc này từng xảy ra ở các nơi như Philippines, Malaysia và Singapore... cũng như nhiều nước ở châu Âu. Lẽ dĩ nhiên những khu vực trên đã đào tạo ra một tầng lớp lao động không chỉ có kỹ năng chuyên ngành mà vốn tiếng Anh cũng rất hoàn hảo, đủ để thích nghi với mọi đòi hỏi khắt khe của xã hội hiện đại, mang tính toàn cầu hóa.

GPcpSI1m.jpgPhóng to

Allan Edwin Hunt (giảng viên ngành du lịch kiêm doanh nhân)

Tuy nhiên khi một đứa trẻ được sinh ra và lớn lên ở VN nhưng lại rành tiếng Anh hơn tiếng mẹ đẻ thì thật khó chấp nhận. Nếu tôi là người Việt, chắc chắn tôi sẽ cho con hoặc cháu mình học trường quốc tế, nhưng tôi cũng tìm cách đảm bảo vốn tiếng Việt của chúng không bị ảnh hưởng. Người Việt có câu “Hòa nhập nhưng không hòa tan”, tôi sẽ làm theo công thức đó. Có nhiều cách để giúp không quên tiếng Việt như thay vì để trẻ ngồi coi phim hay tán gẫu trên mạng, chúng ta có thể cùng ăn cơm, chơi trò chơi cùng trẻ.

Tôi làm như vậy để trong tương lai không phải đối mặt với việc: mọi người sống chung một mái nhà nhưng lại đối xử với nhau như những người xa lạ. Ông nói cháu không hiểu, con nói ba mẹ không biết nó nói về điều gì... đây là điều mà tôi biết rất nhiều gia đình gốc Việt ở khắp nơi trên thế giới đang vướng phải. Có nhiều gia đình nếu trước đây tự hào vì con mình nói tiếng Anh như gió thì giờ đang phải hối tiếc vì con không buồn nói tiếng Việt nữa.

Tôi cũng sẽ phân tích cho trẻ rõ một điều, thông thạo ngôn ngữ quê hương không những chỉ giúp trẻ hòa nhập tốt với mọi người, không làm sứt mẻ tình cảm với người thân mà còn có lợi cho tương lai.

VN là một nước đang phát triển, vì vậy rất nhiều người đến VN để học tiếng Việt và kinh doanh, tại sao mình có điều kiện thuận lợi là được sinh ra ở đây mà giờ lại quay lưng với nó?

Tôi có vài người bạn là Việt kiều lớn lên tại Mỹ, giờ họ muốn quay về VN để kinh doanh, thế nhưng họ gặp rất nhiều khó khăn khi không thông thạo tiếng Việt. Có người thú nhận thẳng thắn với tôi rằng họ thật sự hối hận vì từng xem nhẹ ngôn ngữ quê nhà.

PExpzuRR.jpgPhóng to

Nhìn tổng thể, tôi sợ VN một ngày nào đó sẽ trở nên giống Singapore, nơi giới trẻ dùng tiếng Anh đang ngày nhiều hơn hẳn tiếng Hoa, thậm chí nhiều người trong số họ không nói được tiếng Hoa! Điều đó là dễ hiểu bởi trường học, siêu thị và tất cả các khu giải trí ở Singapore đều sử dụng tiếng Anh một cách mạnh mẽ, tiếng Hoa chỉ còn thu gọn trong phạm vi gia đình.

Nhưng mặt khác, nhìn theo góc độ lạc quan và thực tế, tôi nghĩ giới trẻ Singapore có thể rơi vào hoàn cảnh như vậy vì dân số họ khá ít và cuộc sống ở khắp nơi đều rất cao, trong khi ở VN chỉ có một bộ phận dân cư được thụ hưởng môi trường sống giống như vậy, vì thế môi trường sống chủ yếu vẫn được bao phủ bằng tiếng Việt, giới trẻ được tiếp xúc với tiếng Việt rất nhiều nên sẽ rất khó xảy ra trường hợp con trẻ quên ngôn ngữ quê hương.

Vì vậy, tôi khuyên mọi người đừng nên quá lo lắng về việc này, vẫn còn kịp thời gian để chúng ta nhìn nhận lại và sửa đổi cho phù hợp.

Singapore đang rất lo lắng

Người ở thế hệ chúng tôi (tầm 30 tuổi trở lên) hầu hết đều có thể sử dụng thông thạo cả tiếng Anh lẫn tiếng Hoa, tuy nhiên giới trẻ bây giờ tại Singapore lại không được vậy. Con tôi có lẽ là trường hợp điển hình. Cháu không thích đọc và nghe tiếng Hoa. Vì thế bây giờ tôi phải dành mỗi ngày nửa giờ để học tiếng Hoa cùng con, hi vọng mọi chuyện được cải thiện.

Lỗi của người lớn

Đây hoàn toàn là lỗi của người lớn, bởi trẻ em chưa thể nhận thức được việc nào đúng việc nào sai. Chúng ta nên mạnh mẽ lên tiếng trước việc “sính ngoại” của các bậc phụ huynh để hạn chế trường hợp này.

Không thể lúng túng trong ngôn ngữ của cha ông

Anh ruột của tôi trong thời gian dài ở Anh vẫn luôn tạo điều kiện cho con mình được học và thực tập đầy đủ tiếng Việt. Tôi và anh có cùng quan điểm: giỏi ngoại ngữ thì tốt nhưng dẫu sao đó cũng chỉ là kỹ năng chứ không phải là gốc con người. Không có gì đáng tự hào khi con mình giỏi ngoại ngữ mà lại lúng túng trong ngôn ngữ của cha ông.

=====================================================================

* Giỏi ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, là mong muốn rất cháy bỏng của nhiều sinh viên. Tuy nhiên thật là sai lầm và hạ thấp tiếng Việt nếu như lúc nào cũng quan trọng hóa tiếng Anh.

Tôi thường xuyên găp nhựng người bạn nhắn tin chèn cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt, nói chuyện cũng thế. Đã nhiều lần gặp giáo viên dạy ngoại ngữ lâu lâu nói chuyện lại xổ ra vài câu tiếng Anh (rồi lại lấy lý do bệnh nghề nghiệp). Điều đó đáng phải suy ngẫm. Có cảm giác giới trẻ đang dần làm mai một tiếng Việt đi.

* Trong thời đại ngày nay chúng ta không thể nào phủ nhận vai trò của ngôn ngữ nước ngoài, chúng sẽ giúp chúng ta có cơ hội hòa nhập vào thế giới. Tuy nhiên, một tình trạng đáng buồn hiện nay là không ít người Việt Nam đã quên đi tiếng mẹ đẻ thân thương.

Có lần đứa bạn kể cho tôi nghe câu chuyện như sau. Một anh thanh niên là Việt kiều sống từ nhỏ ở Mỹ giờ trở về nước tổ chức buổi lễ họp báo để quyên góp giúp đỡ người bất hạnh. Trong buổi họp báo, mặc dù tiếng Việt anh nói còn rất vụng nhưng anh đã rất cố gắng thuyết trình bằng tiếng Việt. Khi ấy, một người đề nghị anh nói bằng tiếng Anh "vì chắc mọi người ở đây đều hiểu tiếng Anh”. Anh từ chối: "Đây là cuộc gặp mặt giữa những người Việt Nam, chẳng có lý do gì để chúng ta dùng một thứ ngôn ngữ khác để nói chuyện".

Câu chuyện của đứa bạn tôi làm tôi luôn ghi nhớ: chúng ta phải luôn yêu quý và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, vì trái tim chúng ta mang quốc tịch Việt Nam.

* Một đất nước độc lập, có chủ quyền thì mọi người phải học ngôn ngữ, lịch sử, văn hoá, đạo đức, truyền thống tự hào của dân tộc mình. Tất nhiên cần phải biết ngoại ngữ để hoà nhập và tiếp thu tinh hoa của thế giới.

Hoà nhập nhưng không hoà tan. Tiếp thu văn hoá nước ngoài nhưng không làm lu mờ văn hoá dân tộc. Một số phụ huynh chọn trường cho con em mình học để rồi con em không nói được tiếng Việt, theo tôi đó là những Xuân tóc đỏ, me tây của thời đại, họ không có trình độ, họ có thể họ giàu hoặc có chức quyền nhưng dốt văn hoá. Một điều kiện nào đó họ lại làm nô lệ thôi!

-----------------

Bạn có ý kiến ra sao về vấn đề này? Hãy chia sẻ với bạn đọc Tuổi Trẻ Online qua địa chỉ email tto@tuoitre.com.vn hoặc trong phần Ý kiến bạn đọc dưới đây. Cảm ơn.
* Chu Tấn Minh (doanh nhân người Singapore):
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên