05/01/2010 08:18 GMT+7

Đủ loại sai sót trong giấy khai sinh

(Trích từ khoản 2, điều 36 và khoản 1, điều 38, nghị định số 158/2005/NĐ-CP)
(Trích từ khoản 2, điều 36 và khoản 1, điều 38, nghị định số 158/2005/NĐ-CP)

TT - Sai sót liên quan đến giấy khai sinh (GKS) rất đa dạng, dưới đây chỉ xin dẫn chứng một số trường hợp.

6KSA7rpG.jpgPhóng to

Sai dấu hỏi, ngã

Sửa chữa sai sót trong sổ hộ tịch

Sổ hộ tịch là tài liệu gốc, vì vậy các thông tin ghi trong sổ hộ tịch phải bảo đảm tuyệt đối chính xác. Trong trường hợp nội dung của bản chính giấy tờ hộ tịch đúng nhưng nội dung trong sổ hộ tịch sai, thì phải sửa chữa nội dung sai sót đó trong sổ hộ tịch cho phù hợp với bản chính giấy tờ hộ tịch.

(Khoản 2, mục V, thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 2-6-2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27-12-2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch)

Tháng 9-1995, ông Trần Hửu P. đến UBND xã đăng ký khai sinh cho con mình là Trần Hửu T.. Cả hai chữ “Hữu” trong tên ông và tên con đều viết là “Hửu”. Khi nhập học, tên trong hồ sơ học bạ của em Trần Hửu T. được chỉnh sửa lại, dấu hỏi thành dấu ngã, chứng minh nhân dân (CMND) và hộ khẩu cũng ghi “Hữu” dấu ngã.

Sự bất nhất giữa GKS và các giấy tờ học tập của con khiến ông Trần Hửu P. phải đến UBND huyện cải chính phần khai về tên của con ông trong bản chính GKS, dù chỉ sai một dấu.

Sai tên cha

Ông Đ.V.Luyến đến UBND huyện Lai Vung (tỉnh Đồng Tháp) xin được cải chính tên mình trong GKS của con gái. Do khi đăng ký khai sinh cho con, ông khai tên mình là Đ.V. Liếng, dẫn đến sai sót, bất nhất giữa giấy tờ của ông và GKS, hồ sơ học tập của con ông.

Sổ khai sinh khác bản chính khai sinh

Pháp luật hiện hành quy định khi đăng ký hộ tịch, cán bộ tư pháp hộ tịch, cán bộ tư pháp của phòng tư pháp hoặc cán bộ hộ tịch của sở tư pháp phải tự mình ghi vào sổ hộ tịch và biểu mẫu hộ tịch; nội dung ghi phải chính xác; chữ viết phải rõ ràng, đủ nét, không viết tắt, không tẩy xóa. Tuy nhiên tình trạng bản chính GKS và nội dung sổ đăng ký khai sinh không thống nhất xảy ra khá nhiều, dẫn đến rắc rối cho người dân.

Điển hình là trường hợp của em N.N. Đ.T. đăng ký khai sinh tại phường 2, TP Cao Lãnh vào năm 1991. Bản chính khai sinh của em ghi tên người mẹ là Phạm T.N.T., tuy nhiên tháng 10-2009, khi em đến UBND phường 2 yêu cầu cấp bản sao khai sinh thì phát hiện sổ đăng ký khai sinh ghi tên người mẹ là Nguyễn T.N.T. Sau khi xác minh chính xác họ và tên người mẹ từ các giấy tờ khác như hộ khẩu, học bạ em T., cán bộ hộ tịch UBND phường 2 đã sửa chữa sai sót trong sổ đăng ký khai sinh.

Một trường hợp khác: ông L. đăng ký khai sinh cho con là N.T.T. sinh ngày 12-2-1990. Khi ông L. yêu cầu cấp lại bản chính GKS thì phát hiện ngày tháng sinh của con ông ghi trong sổ đăng ký khai sinh lại là ngày 4-3-1990. Sau khi kiểm tra thấy các giấy tờ nhân thân khác của em N.T.T. đều sử dụng ngày, tháng, năm sinh là 12-2-1990, cán bộ hộ tịch đã sửa chữa sổ đăng ký hộ tịch cho phù hợp với bản chính GKS mà không cần phải làm thủ tục cải chính hộ tịch.

Thiếu thông tin

Thủ tục cải chính hộ tịch

Người yêu cầu cải chính hộ tịch phải nộp tờ khai (theo mẫu quy định), xuất trình bản chính giấy khai sinh và các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc cải chính hộ tịch.

Theo quy định, các sổ hộ tịch phải được ghi đầy đủ không bỏ trống các cột, mục. Trên thực tế, nhiều sổ đăng ký khai sinh trước đây phần lớn chỉ ghi tình trạng nhân thân của người được khai sinh, các nội dung như thẩm quyền người ký GKS, họ và tên người đi đăng ký khai sinh, cán bộ hộ tịch giải quyết đăng ký khai sinh đều bỏ trống, gây khó khăn cho công tác quản lý hộ tịch.

Tháng 7-2009, ông T. đến UBND xã yêu cầu cấp 10 bản sao khai sinh cho con là T.V.T. đăng ký khai sinh ngày 1-12-1990. Tra cứu mới thấy sổ đăng ký khai sinh không ghi họ và tên người ký GKS. Nếu cán bộ tư pháp xã cấp bản sao cho em T.V.T. đúng theo nội dung ghi trong sổ đăng ký khai sinh thì các bản sao này sẽ rơi vào tình trạng không hợp lệ do thiếu họ và tên của người có thẩm quyền ký cấp GKS.

Thiết nghĩ trong quá trình đăng ký GKS, các cơ quan có thẩm quyền lẫn người dân cần quan tâm hơn về nội dung đăng ký, nhằm hạn chế những sai sót dẫn đến nhiều hậu quả rắc rối trong các quan hệ dân sự sau này.

Sai sót nhỏ, phiền phức lớn

Giấy khai sinh (GKS) là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Cho nên nếu GKS có sai sót dù là nhỏ sẽ gây nhiều rắc rối. Người dân sẽ phải khổ với những “chặng đường” chỉnh sửa sau này.

30 năm mới biết sai

Bạn đọc mimosa-@... ở quận Bình Thạnh, TP.HCM cho biết bạn vẫn còn lưu giữ bản chính của GKS với ngày tháng năm sinh được ghi bằng chữ và bằng số là ngày 15-12-1981. Tất cả giấy tờ như CMND, bằng cấp, hộ khẩu, giấy phép lái xe... đều thống nhất ngày này. Vì cần bổ sung giấy tờ đi du học nên bạn đã đến UBND quận xin cấp bản sao GKS, tuy nhiên cán bộ hộ tịch không đồng ý cấp bản sao ghi ngày 15-12 như trên bản gốc. Lý do: ngày sinh của bạn đọc mimosa-@... ghi trong sổ đăng ký khai sinh là ngày 15-2-1981, và bạn được yêu cầu đi chỉnh sửa tất cả giấy tờ hiện tại cho khớp ngày sinh ghi trong sổ đăng ký khai sinh.

Bạn đọc mimosa-@... cho biết đang rất bối rối, sợ bị chậm trễ hồ sơ du học. Tất cả chỉ vì một sai sót xảy ra gần 30 năm trước.

Sai con số, khổ trăm bề

Khi làm GKS cho ông T., cha của ông đã khai ngày 29-2-1974. 35 năm sau, khi làm thủ tục xuất cảnh phát hiện ngày 29-2-1974 không có trong dương lịch, ông T. phải làm thủ tục cải chính, đổi lại ngày trong GKS thành 28-2-1974.

Vì ở xa nên ông T. ủy quyền cho luật sư để làm thủ tục này. Nhưng chuyên viên tổ tiếp nhận và trả hồ sơ hành chính của UBND huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế từ chối giải quyết với lý do không chấp nhận sự ủy quyền. Cho đến khi có ý kiến của cán bộ chuyên trách Sở Tư pháp, cán bộ huyện Phú Lộc mới chịu tiếp nhận hồ sơ nhưng ra điều kiện sau này ông T. (đang ở TP.HCM) phải trực tiếp ra Huế để lấy lời khai.

Chuyên viên phòng tư pháp huyện cũng yêu cầu đích thân ông T. ra Huế để lấy lời khai, làm cam đoan. Trong khi điều 10 nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27-12-2005 quy định rõ: “Người có yêu cầu đăng ký hộ tịch (trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký việc nuôi con nuôi, đăng ký giám hộ, đăng ký việc nhận cha, mẹ, con) hoặc yêu cầu cấp các giấy tờ về hộ tịch mà không có điều kiện trực tiếp đến cơ quan đăng ký hộ tịch thì có thể ủy quyền cho người khác làm thay. Việc ủy quyền phải bằng văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực hợp lệ”.

May mà cuối cùng sau hai tuần, vụ việc của ông T. cũng được giải quyết mà không cần ông phải bay ra Huế.

Tháng 2-1974 không có ngày 29, vậy mà tất cả giấy tờ, CMND, hộ khẩu... của ông Th. đều ghi ngày không có thật này. Phải chi tháng 2-1974 có ngày 29 hoặc giá mà cán bộ tư pháp hộ tịch xã biết được tháng 2-1974 không có ngày 29 khi làm GKS cho ông T. thì ông đã đỡ khổ.

(Trích từ khoản 2, điều 36 và khoản 1, điều 38, nghị định số 158/2005/NĐ-CP)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên