'Nằm gần ngôi làng nhỏ của Chenonceaux tại Centre-Val de Loire (miền trung nước Pháp) là một trong những lâu đài nổi tiếng nhất thung lũng Loire - lâu đài Château de Chenonceau.
Tòa nhà được xây dựng vào đầu thế kỷ 16 bởi Thomas Bohier, một chính khách phục vụ dưới thời vua Charles VIII của Pháp.
Trục đường chính vào tòa lâu đài với tượng nhân sư ở hai bên. Ảnh: Dennis Javis/Flickr
Ban đầu, trên nền lâu đài Chateau là một lâu đài khác cũ kỹ. Thomas mua khu vực này và phá hủy lâu đài cũ cùng một công trình khác gần đó để lấy chỗ xây lâu đài mới vào năm 1513.
Vợ yêu của Thomas là bà Katherine Briçonnet chịu trách nhiệm giám sát hầu hết các hạng mục thi công của công trình này.
Chẳng bao lâu sau, ông Thomas qua đời. Vua trị vì khi ấy là Francis I tịch thu lâu đài vì lý do nợ của Thomas chưa trả hết.
Nhưng ngay sau khi lâu đài Château de Chenonceau thuộc về tay mình, vị vua này đã băng hà, vì vậy lâu đài được chuyển đến cho con trai Henry II.
Số phận của lâu đài tiếp tục được chuyển nhượng từ Henry II sang tay người tình của ông là Diane de Poitiers.
Phòng ngủ của Catherine de 'Medici. Ảnh: Cristian Bortes/Flickr
Diane de Poitiers là một phụ nữ đẹp, có địa vị, thẩm mĩ đã nhanh chóng yêu thích và trở nên gắn bó với tòa lâu đài này.
Cô trang trí lâu đài cầu kỳ hơn bằng việc trồng hoa, tạo dựng các khu vườn và xây dựng một cây cầu qua sông Cher.
Phòng ngủ của Diane de Poitiers. Bức tranh trên lò sưởi là chân dung Catherine de 'Medici. Tranh bên phải là Virgin và Child de Murillo. Đằng sau giường là hai bức tranh dệt Flanders thế kỉ 16. Ảnh: Dennis Jarvis/Flickr
Sau khi Henry II bị giết vào năm 1559, người vợ góa Catherine de 'Medici đã nắm lấy cơ hội và đuổi Diane ra khỏi lâu đài.
Catherine tiếp tục cải tạo và mở rộng lâu đài Château de Chenonceau. Bà cho xây thêm hai tầng nhà trên cây cầu bắc qua sông. Các tầng này sử dụng làm phòng trưng bày các tác phẩm nghệ thuật của Italy theo phong cách thời Phục hưng.
Catherine qua đời vào năm 1589, lâu đài thuộc quyền sở hữu của người con dâu là Louise de Lorraine-Vaudémont, vợ của vua Henry III.
Khi Henry III bị ám sát cùng năm đó, Louise rơi vào trạng thái trầm cảm. Trong nỗi đau của mình, Lousie biến Chenonceau thành một ngôi mộ, sơn phòng ngủ của cô thành màu đen và đi lang thang dọc các phòng trong bộ quần áo tang tóc.
Cuối cùng, Louise rời đi để lại tòa lâu đài cho cô cháu gái, khi đó chỉ có sáu tuổi nhưng đã hứa hôn với con trai bốn tuổi của Henry IV và người công tước xứ Vendôme chăm sóc.
Một phòng ăn sang trọng, xa hoa trong lâu đài. Ảnh: Jean Cloude Mouton/Flickr
Trong hàng trăm năm sau đó, lâu đài rơi vào tình trạng xuống cấp vì không ai còn chú ý đến nó.
Mãi tới tận năm 1733, công trình kiến trúc lịch sử này mới được mua lại bởi một người giàu có giàu có tên là Claude Dupin. Vợ ông, Louise Dupin, đã thành lập một viện mỹ thuật ở Chenonceau, thu hút những nghệ sĩ tài năng của giai đoạn đó như Voltaire, Montesquieu, và Fontenelle, nhà tự nhiên học Buffon và nhà biên kịch Marivaux.
Khi cuộc Cách mạng Pháp bùng nổ, tương lai của Chenonceau đe dọa bị phá hủy vì người dân coi nó như một biểu tượng sự giàu có của hoàng gia. Louise Dupin cố gắng bảo vệ tòa lâu đài bằng cách nói với dân chúng rằng đó là cây cầu duy bắc sang bên kia sông.
Phòng vẽ của Francois I với lò sưởi phong cách Phục hưng đẹp mắt. Ảnh: Dennis Jarvis/Flickr
Người phụ nữ cuối cùng để lại dấu ấn của mình trên lâu đài là Marguerite Pelouze, một người thừa kế giàu có mua lâu đài năm 1864. Marguerite bắt đầu tu sửa lại lâu đài và gần như hoàn toàn đổi mới nội thất bên trong. Cô cũng phá bỏ một số căn phòng mà Catherine de Medici đã xây dựng.
Thật không may rằng Marguerite lãng phí rất nhiều tiền để phục hồi tòa lâu đài, nhưng lối sống xa hoa khiến cô nhanh chóng trở nên khánh kiệt và phải bán lâu đài không lâu sau đó.
Sau đó Henri Menier đã mua lại nó vào năm 1913 và lâu đài vẫn thuộc sở hữu của gia đình này cho đến ngày nay.
Lâu đài Chateau trở nên đặc biệt là một phần do kiến trúc xây dựng trên sông Cher. Một phần khác khiến du khách đến thăm lâu đài là những câu chuyện về những người phụ nữ sở hữu nó.
Theo nhiều ghi chép, có tới 16 người phụ nữ bao gồm cả những chủ sở hữu chính thức, người trông coi đã để lại dấu ấn về thẩm mĩ và tâm hồn mình lên tòa lâu đài này trong suốt 4 thế kỷ.
Đó là lý do người ta gọi Château de Chenonceau là "lâu đài của những quý bà".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận