01/08/2006 07:57 GMT+7

Đồng lòng nói không với tiêu cực

N.PHAN - H.HƯƠNG - K.LIÊN
N.PHAN - H.HƯƠNG - K.LIÊN

TT - Ngày 31-7, lãnh đạo Bộ GD-ĐT và 64 GĐ sở các tỉnh, thành trong cả nước đã ký tên chung trong bản cam kết với Chủ tịch nước, Chủ tịch QH và Thủ tướng Chính phủ với nội dung chính: “Không chấp nhận, không tiếp tay cho gian lận thi cử, không chấp nhận bệnh chạy theo thành tích trong đánh giá các cơ sở GD&ĐT”.

Hãy tập làm khó cho nhau!

xpRdCK47.jpgPhóng to
Giám đốc Sở Giáo dục - đào tạo tỉnh Hà Tây Uông Đình Hồng (bìa trái) tham gia việc ký kết văn bản hưởng ứng cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" (ảnh chụp chiều 31-7-2006) - Ảnh: THANH ĐẠM
TT - Ngày 31-7, lãnh đạo Bộ GD-ĐT và 64 GĐ sở các tỉnh, thành trong cả nước đã ký tên chung trong bản cam kết với Chủ tịch nước, Chủ tịch QH và Thủ tướng Chính phủ với nội dung chính: “Không chấp nhận, không tiếp tay cho gian lận thi cử, không chấp nhận bệnh chạy theo thành tích trong đánh giá các cơ sở GD&ĐT”.

Năm vấn đề, bốn lãng phí

Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã nhấn mạnh: “Đây không phải là phong trào thi đua mà là cuộc vận động, vận động không chỉ cán bộ quản lý, giáo viên (GV) mà cả phụ huynh và HS. Tôi đã nhận được hơn 300 ý kiến đóng góp của nhiều tầng lớp nhân dân.

Trong số đó, có năm vấn đề lớn nổi lên: tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích, phương pháp dạy và học chưa gắn với thực tiễn, đời sống GV và sách giáo khoa, thiết bị dạy học chưa hợp lý so với thực tiễn”.

Theo ông Nhân, bệnh thành tích gây ra bốn sự lãng phí: lãng phí thời gian, sức lực, tuổi đời của HS; lãng phí tiền bạc, công sức chăm sóc con cái của phụ huynh; lãng phí công sức thầy cô, cuối cùng là sự lãng phí của cả xã hội.

DljIH0TL.jpgPhóng to
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân thăm hỏi và chúc mừng thầy Đỗ Việt Khoa - người đã tố cáo tiêu cực trong thi cử ở Hà Tây (thứ hai từ trái qua) tại hội nghị tổng kết năm học 2005-2006 - Ảnh: Thanh Đạm
Ngành giáo dục (GD) không hoàn thành nhiệm vụ là tạo ra nguồn tài nguyên lớn, quí giá cho xã hội đó là con người. Bộ trưởng Nhân lý giải thêm: “Nói không với tiêu cực không phải là mục đích cuối cùng mà phải là cải tiến phương pháp học tập”.

Một vấn đề nữa là sự suy thoái đạo đức của HS chính từ “căn bệnh thành tích” lây lan sang: “Cha mẹ thấy con học yếu, lớp 5 học không nổi, xin ở lại lớp nhưng trường vẫn cứ ép phải lên học lớp 6. Rớt nhiều, cô giáo mất thi đua, các em HS đều biết cả, nên các em đều biết không học vẫn cứ lên lớp bình thường.

Từ đó dẫn đến gian dối, dẫn đến suy thoái trong xã hội. Bởi những mối quan hệ không trung thực như thế vẫn cứ tồn tại và mọi người vẫn cứ đi lên được trong mối quan hệ không trung thực ấy”.

Cần một “cây gậy”

Giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng Trần Xuân Đình đã nhận định: “Phải đưa thành thiết chế và làm đồng loạt, chứ nếu làm lẻ tẻ ở từng địa phương rất khó khăn và hiệu quả rất thấp”.

Bộ trưởng Nhân tán đồng: “Chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích phải làm thường xuyên và đồng đều, phải có sự kiểm tra thường xuyên, giao ban thường xuyên. Nếu chỉ phát động đầu năm rồi cuối năm họp tổng kết thì xem như thất bại”.

Ông Phan Văn Bé (giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Đắc Nông) nói: “Bộ phải tham mưu để Thủ tướng ban hành những nghị định, nghị quyết để toàn Đảng, toàn dân làm theo. Ngành GD phải có “cây gậy” chống tiêu cực một cách hiệu quả”.

17 sở nói khó!

Bộ GD-ĐT đã phát phiếu thăm dò các sở GD-ĐT về việc thực hiện “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong GD” ở các tỉnh thuận lợi hay khó khăn.

Trong 56 phiếu phản hồi, có 39 phiếu cho rằng thuận lợi và rất thuận lợi, 17 phiếu cho rằng khó khăn. Những khó khăn chủ yếu là: khó tạo sự đồng thuận trong dư luận tỉnh.

Nếu thi nghiêm túc sẽ có nhiều học sinh lưu ban, khi lưu ban lại không có chỗ học vì các lớp đã chật. Lâu nay vẫn có tình trạng một số cán bộ gửi gắm con em mình, nếu thực hiện nghiêm túc các vị cán bộ này không gửi gắm được sẽ gây khó khăn, rất bất tiện cho ngành.

Cuối cùng các đại biểu lo ngại việc “nói không” này không làm đồng đều giữa các địa phương, nơi làm, nơi không.

Sau đó, ông Bé đã làm “nóng” cả hội trường bởi cách lý giải thẳng thắn cho câu hỏi ai làm cho ngành GD tiêu cực: “Theo tôi, có bốn nhóm đối tượng. Thứ nhất là Bộ GD-ĐT và các nhà quản lý GD. Bộ trưởng, các thứ trưởng, các nhà quản lý GD các cấp không phải không biết đến tiêu cực thi cử nhưng vì hiền quá, đức độ quá, ngại nên không dám nói.

Thứ hai là GV, phần lớn GV khi chọn nghề dạy học đều hiểu rất rõ sứ mệnh của mình. Thế nhưng hiện nay GV tham gia những vấn đề tiêu cực nhiều quá: tham gia giải bài, đưa bài giải vào cho thí sinh, dạy chính khóa thì dở nhưng dạy thêm thì lại tốt.

Thứ ba là phụ huynh ai cũng muốn con em mình học giỏi, ra trường có công ăn việc làm. Thế mới tạo nên tình trạng vì mọi giá để cho con em thi đậu.

Nhân tố thứ tư làm cho ngành GD tiêu cực chính là đảng bộ chính quyền địa phương các cấp. Ngành GD chịu sự quản lý theo hệ thống hàng ngang. Hiệu trưởng nhà trường chịu sự quản lý của chính quyền địa phương chứ không phải ông giám đốc sở. Hiệu trưởng không nghe lời bí thư, chủ tịch UBND huyện thì sẽ bị cách chức. Bởi vậy mới nói các hội đồng thi bị chính quyền địa phương chi phối”.

Xã hội phải đồng tình

Ông Lữ Văn Nhựt, giám đốc Sở GD-ĐT Kiên Giang, khẳng định: “Tôi tin chúng ta sẽ làm được nếu Đảng và Nhà nước chỉ đạo quyết liệt, lãnh đạo ngành tranh thủ sự ủng hộ của dân tạo thành dư luận tích cực.

Trước nay ta vẫn nói nhiều về những tiêu cực trong thi cử, về bệnh thành tích nhưng không có người cầm trịch. Lãnh đạo bộ nghe xong rồi... thôi nên những tồn tại trên mới dai dẳng như vậy”.

Ông Nguyễn Khắc Hào (giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hưng Yên) phát biểu: “Một mình ngành chúng ta không làm được, tâm lý xã hội phải đồng tình, người dân VN phải đồng tình thì chúng ta mới làm được.

Nếu không được như vậy, không khéo chúng ta sẽ bị rơi vào cô lập”. Ông Phan Văn Bé cũng đã cảnh tỉnh: “Chúng ta đã chuẩn bị tâm lý cho toàn Đảng, toàn dân chưa? Như Hà Nội, TP.HCM có thể đạt 70-80% HS tốt nghiệp nhưng Đắc Nông có thể chỉ đậu 20%. Nhiều tỉnh, thành như thế thì cả nước sẽ loạn lên rằng ông bộ không cho con chúng tôi thi ĐH, vì rớt tốt nghiệp hết rồi lấy đâu mà thi. Tóm lại, chúng ta chống tiêu cực nhưng phải tìm biện pháp để nâng cao tỉ lệ tốt nghiệp - một tỉ lệ chất lượng thực chất, chứ không phải chống tiêu cực là kéo tỉ lệ tốt nghiệp xuống thấp”.

“Đây là cuộc đấu tranh gay go quyết liệt chứ không dừng lại ở một cuộc vận động đơn giản!” - ông Vũ Văn Huynh, phó giám đốc Sở GD-ĐT Đắc Lắc, nói.

N.PHAN - H.HƯƠNG - K.LIÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên