![]() |
Các máy ATM của VCB cũng được chuyển sang đọc thẻ chip |
Chỉ riêng thẻ ATM đến nay VCB đã phát hành trên 700.000 thẻ”. Trong khi đó, các NH khác chưa vào cuộc.
Người Mỹ không dùng thẻ chip!
Tại VN đã phát hành khoảng 1,5 triệu thẻ rút tiền tự động, tất cả đều là thẻ từ. Ông Đỗ Đức Cường - cố vấn cao cấp về thẻ của NH Đông Á và NH Sài Gòn Công Thương - cho biết trên thế giới vẫn sử dụng thẻ từ, trong số 3,8 tỉ thẻ đã phát hành có đến 3 tỉ thẻ từ.
Việc chuyển đổi sang thẻ chip để tăng độ an toàn chưa phải là vấn đề bức xúc của công nghiệp phát hành thẻ. Ông Lê Vũ Kỳ - phó tổng giám đốc NH Á Châu - cho hay chỉ có một vài nước ở châu Á đã chuyển sang thẻ chip, trong đó Malaysia do bị làm thẻ giả nhiều nên bắt buộc phải chuyển sang chip. Còn các nước trên thế giới, đặc biệt là Mỹ, vẫn trung thành với thẻ từ.
Theo các chuyên gia, các NH Mỹ cho rằng bất kỳ loại thẻ nào cũng có rủi ro và rủi ro xảy ra với thẻ từ là rất nhỏ, chưa cấp bách đến mức phải chi ra một khoản tiền lớn để thực hiện chuyển đổi thẻ và hệ thống máy đọc. Theo ông Kỳ, một khi các NH Mỹ vẫn chưa ủng hộ thẻ chip, thẻ từ vẫn còn được sử dụng và chưa biết bao giờ thì “sứ mệnh” của thẻ từ mới chấm dứt.
Theo VCB, loại thẻ từ mà các NH trong nước đã và đang phát hành, trong đó có VCB, sử dụng công nghệ lưu trữ dữ liệu trên dải băng từ đã bắt đầu lạc hậu vì các nhược điểm như dễ bị đánh cắp thông tin, dễ bị làm giả, dễ bị nhiễu khi mất thông tin, khi tiếp xúc với môi trường từ tính (máy vi tính, nam châm, điện thoại di động). Thẻ dùng chip có chức năng chống giả rất cao và “đã phổ biến rộng rãi trên thế giới”. |
Cũng theo ông Kỳ, khả năng làm giả thẻ ở VN (nhất là với thẻ nội địa) là rất ít, gần như chưa có, do vậy cũng chưa nhất thiết phải chuyển sang thẻ chip. Ông Cường nhận định rằng chỉ chuyển đổi công nghệ trên thẻ thôi chưa phải là giải pháp tối ưu, với thẻ từ thì việc bảo mật phải được thực hiện ngay khi phát hành.
Tính đến hiệu quả của khách hàng
Ông Cường cho biết việc thay đổi từ thẻ từ qua thẻ chip phải tính đến sự tương thích của hệ thống các đầu đọc thẻ trong nước và thế giới, nếu không thẻ sẽ không sử dụng được, gây khó khăn và hạn chế khả năng giao dịch của khách hàng. Để tránh xảy ra điều này, các NH phải đầu tư những chiếc máy ATM và điểm chấp nhận thẻ (POS) đa hệ, đọc được cả thẻ từ và thẻ chip, chi phí đầu tư rất lớn.
Tại Đông Nam Á hiện nay mới chỉ có một vài NH thực hiện chuyển đổi hệ thống máy đọc để có thể đọc song song cả thẻ từ và thẻ chip. Theo ông Kỳ, giả sử thẻ quốc tế ở VN cũng được đổi sang thẻ chip thì khi đi nước ngoài, khách có thẻ chip cũng sẽ không thể sử dụng ở Thái Lan, Trung Quốc..., nhất là Mỹ vì các nơi này vẫn dùng thẻ từ. Do vậy, khi sử dụng thẻ chip, người ta vẫn phải sử dụng song song cả thẻ từ.
Ông Cường nói rằng trở ngại lớn nhất khiến các NH và công ty thẻ chưa đổi sang chip là vấn đề chi phí và hiệu quả của việc chuyển đổi. Theo thông lệ, chi phí phát hành thẻ là do đơn vị phát hành (NH hay công ty thẻ) chịu, chứ không phải khách hàng. Giá thành mỗi chiếc thẻ chip không dưới 2 USD, trong khi thẻ từ chỉ khoảng 1 USD và sẽ rẻ hơn nếu phát hành nhiều.
Nếu thật sự thẻ chip an toàn hơn nhiều so với thẻ từ thì các đơn vị phát hành cũng phải chấp nhận tốn kém để tăng thêm an toàn cho hệ thống thanh toán thẻ. Nhưng sau khi “đong đếm”, các “đại gia” về thẻ chủ trương vẫn sử dụng thẻ từ. “Công nghệ luôn thay đổi, nhưng hiệu quả của việc sử dụng thẻ trong thanh toán, giao dịch của khách hàng là vấn đề cần phải tính kỹ”, một chuyên gia về thẻ nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận