30/06/2006 19:35 GMT+7

"Đổ hột là một kỹ thuật đặc trưng của ca trù"?

Theo VietNamNet
Theo VietNamNet

Kỹ thuật đổ hột cũng có ở một số loại hình khác như quan họ, hát chèo, tuồng, nhưng ở ca trù, nó là một trong những kỹ thuật đặc trưng mà sau này, nhiều loại hình khác phải học.

ccsPqT7g.jpgPhóng to
GS Trần Văn Khê
Kỹ thuật đổ hột cũng có ở một số loại hình khác như quan họ, hát chèo, tuồng, nhưng ở ca trù, nó là một trong những kỹ thuật đặc trưng mà sau này, nhiều loại hình khác phải học.

GS Trần Văn Khê: Sự trở lại của mối quan tâm với ca trù

* Như vậy, GS thấy đâu là những nét đặc trưng tiêu biểu của nghệ thuật ca trù?

- Đó là sự phối hợp giữa nhạc và thơ một cách đa dạng, tinh vi và nhuần nhuyễn. Trong những bộ môn khác cũng có sự kết hợp đó nhưng không mật thiết như trong ca trù. Tiếng phách là cách đánh mà thế giới chưa ai có, ngay trong người Việt chúng ta cũng không phải ai cũng biết.

Cách chơi trống của ca trù rất phong phú! Có tiếng cao, tiếng thấp; có tom, tang, cắc, tịch, sầm... Cao là sáng, dương; thấp là tối, âm. Ngoài ra còn kỹ thuật "đổ hột" hay "đổ con kiến", không chỉ tai nghe hay, phân tích ra thấy đẹp, thấy hay, mà nó còn không giống với loại hình âm nhạc nào khác, của các nước khác.

Đó là một điều hãnh diện, tự chúng ta tạo ra, không vay mượn.

* Kỹ thuật đổ hột "nảy" cũng có trong một số loại hình âm nhạc khác như quan họ. Thậm chí, "nảy hạt" là một trong những đặc trưng để làm nên giá trị của quan họ vậy thực chất của kỹ thuật "đổ hột" ca trù là gì?

- Kỹ thuật này cũng có ở một số loại hình khác như quan họ, hát chèo, tuồng, nhưng ở ca trù, nó là một trong những kỹ thuật đặc trưng mà sau này, nhiều loại hình khác phải học.

* Chúng ta đã xác định được khuôn khổ ca trù chưa, thưa GS?

- Chưa! Nhưng đã có một phần nào rồi! Như mấy khổ trong phách, các nhóm, các LCB đều phải bắt đầu bằng khổ lá đầu, sầm đầu là giống nhau, tình tang tính tình, dinh dinh dinh... Nhưng triển khai tiếp thì có khác hơn. Thỉnh thoảng có một hai cái đi ra ngoài. Chúng ta phải học nhưng cần cơ bản, khuôn khổ trước. Chân phương rồi mới hoa lá; vuông vắn, cơ bản rồi mới khác đi.

Như thế nghĩa là, phải học hát khuôn đã, rồi mới đến hàng hoa. Hát hàng hoa sẽ góp phần giúp khuôn không bị xơ cứng. Đây là một dẫn chứng cho tư tưởng của âm nhạc Việt Nam chúng ta là động và mở. Sự động ấy, cũng phải trong sự kiểm soát của chuyên môn và lý trí. Chứ không có thì động thành loạn.

* Như vậy là chúng ta chưa tìm được khuôn khổ ca trù nhưng hồ sơ thì đã hoàn thành. Có vẻ là chúng ta đang làm ngược, khi cần phải giới thiệu ra thế giới một vẻ đẹp đích thực của ca trù! Chứ không phải là một thứ ca trù lộn xộn như thời điểm hôm nay!

- Tôi nghĩ rằng không phải thế! Hiện nay, chúng ta đang tập trung trước hết vào việc đệ trình hồ sơ lên UNESCO. Như trên tôi đã nói, đó không phải là mục đích lớn nhất của nghệ thuật ca trù. Nhưng nếu được tôn vinh rồi thì trong, 5 năm tới, chúng ta sẽ có điều kiện hơn để làm việc đó, và sẽ có sự giúp đỡ của UNESCO, của các nước khác.

GS Trần Văn Khê: Sự trở lại của mối quan tâm với ca trùCa trù Lỗ Khê: Của tin còn một chút nàyPhát hiện mới về lối hát Ca trù cổHội thảo quốc tế về ca trù: Nhiều khó khăn trong việc bảo tồnHoàn tất hồ sơ hát ca trù đệ trình UNESCO"Cơ sở để khôi phục nghệ thuật ca trù cổ rất vững chắc"Hát ca trù: nghệ thuật độc đáo riêng có của Việt Nam

Theo VietNamNet
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên