![]() |
Các bạn trẻ tham gia trại hè huấn luyện Kỹ năng sống (do báo Tuổi Trẻ tổ chức, Công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential VN tài trợ) tại khu du lịch sinh thái rừng Madagui (huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng) - Ảnh: Thanh Đạm |
Các vấn đề của A. xuất hiện khá lâu và dường như không thể cải thiện. A. rất mệt mỏi, lo lắng, chán chường vì đã cố gắng tham gia các hoạt động của lớp nhưng không thể cải thiện tình hình. Hoài A. được chẩn đoán mắc chứng ám ảnh sợ xã hội, một tình trạng bệnh lý thuộc dạng rối loạn lo âu.
Tự thu mình, hay căng thẳng
Khi khai thác tiền sử Hoài A., các chuyên gia tâm lý thấy ngoài những lý do khác dẫn đến tình trạng trên, việc thiếu hụt kỹ năng sống cũng là một nguyên nhân quan trọng. Cụ thể, ngay từ khi còn nhỏ A. đã sống hướng nội, thu mình, ít nói, thiếu kỹ năng nhận thức bản thân và tự bày tỏ ý kiến. Điều đó ngày càng làm A. sợ mọi người đánh giá về mình và trở nên tự ti. Chính đây là những tiền tố của tình trạng bệnh lý xuất hiện ở Hoài A..
Còn T.N.D., một nam sinh học lớp 9 tại TP.HCM, được bố đưa đến khám với lý do chơi game online quá nhiều dẫn đến mất tập trung, hay mệt mỏi, căng thẳng, ít tiếp xúc với người xung quanh và gặp khó khăn trong học tập. D. là con duy nhất của gia đình nên được cưng chiều, dường như không phải làm gì ngoài việc học. Khi được hỏi có định hướng gì cho tương lai, D. nói không biết và chưa bao giờ suy nghĩ về việc này. Có nhân cách hướng nội, luôn được đùm bọc nên tính tự lập ở D. không cao, thiếu hụt kỹ năng tự đánh giá bản thân, không có mục đích cho việc học tập cũng như những việc mình đang làm.
Ngoài ra, D. cho biết đã chơi game trên máy tính khoảng bốn năm, khi đang học lớp 5. Lúc đầu chỉ chơi cho vui, từ lúc nhà nối mạng Internet (năm D. học lớp 7) hằng ngày D. được bố cho vào Internet chơi game hai giờ. Gần một năm nay mỗi ngày D. ngồi trên máy 3-4 giờ, ngày càng bị cuốn hút vào các trò chơi không thể dứt ra được. D. tỏ ra lầm lì, ít nói, mất tập trung vào việc học, hay căng thẳng và thỉnh thoảng có hung tính.
Luẩn quẩn trong mệt mỏi, lo âu, cô đơn
Hoài A. và N.D. chỉ là hai trong nhiều trường hợp thanh thiếu niên có tình trạng bệnh lý bắt nguồn từ sự thiếu hụt kỹ năng sống, thiếu định hướng giá trị sống được các chuyên viên tâm lý Bệnh viện Tâm thần trung ương 2 tham vấn, điều trị. Không ít nghiên cứu cho thấy những thiếu hụt này có thể dẫn tới các rối loạn tâm thần bạo lực, gây hấn, trầm cảm, lo âu, nghiện chất kích thích, nghiện Internet ở một số bạn trẻ.
Thiếu hoặc không có kỹ năng tự định hướng bản thân, kỹ năng bày tỏ... thường làm các bạn trẻ cô đơn. Vì vậy, họ luôn lo lắng khi tiếp xúc với người khác. Chưa kể nhiều bạn trẻ không thể chia sẻ, lắng nghe và không biết bày tỏ những bức xúc đang trải qua. Vì vậy, khi rơi vào các khó khăn họ thường không biết cách giãi bày cảm xúc và định hướng hành vi, càng rơi vào lo âu, trầm cảm, thậm chí là rối loạn hành vi.
Nhiều bạn đã không thể kiểm soát stress, thiếu hụt kỹ năng giải quyết mâu thuẫn nên cứ luẩn quẩn trong các bức bối, căng thẳng, mâu thuẫn. Đôi lúc dẫn đến hành vi bạo lực, stress bệnh lý, mất ngủ, suy nhược, lo âu, buồn chán... Bên cạnh đó, sự thiếu định hướng giá trị bản thân trong đời sống thực thường làm cho cá nhân, nhất là thanh thiếu niên, hướng vào các giá trị ảo. Không ít bạn trẻ còn có những định hướng giá trị sai lầm, như hành động tự do ngoài giới hạn thực tế cuộc sống, tự ảo tưởng về giá trị bản thân...
Các nghiên cứu trong lĩnh vực tâm thần, tâm lý, xã hội học... cho thấy sự thiếu hụt kỹ năng sống, giá trị sống có mối quan hệ mật thiết với nhiều vấn đề khác nhau như bệnh lý tâm thần, tự tử, bạo lực, nghiện... Để giới trẻ được giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, gia đình cần là môi trường bắt nguồn. Một nền tảng gia đình ấm cúng, dân chủ, đầy không khí chia sẻ, quan tâm, trong sáng sẽ giúp các bạn trẻ sống tốt hơn. Bên cạnh đó, hệ thống giáo dục cần xem việc giáo dục các giá trị sống và kỹ năng sống là yếu tố chủ chốt để giáo dục một nhân cách tốt, giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học sinh. Điều đó như một phương án phòng ngừa, giúp các bạn trẻ có sức đề kháng với khó khăn cuộc sống mà các em mắc phải, trong đó có nghiện Internet. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận