![]() |
Dịch giả - nhà văn Phạm Viết Đào |
* Thời điểm ông sang học tại Rumani cũng chính là những năm tháng bác sĩ Đặng Thùy Trâm sống và chiến đấu ngay vùng chiến sự ác liệt. Hẳn ông đã dịch cuốn nhật ký này không chỉ với cảm xúc của một người cùng thế hệ?
- Khi chiến tranh ở vào giai đoạn khốc liệt nhất, hàng triệu thanh niên cùng thế hệ sống trong cảnh vào sinh ra tử, ăn đói, mặc rét thì tôi may mắn được Nhà nước cử sang Rumani học đại học. Chúng tôi được yêu thương, chăm sóc tận tình và tạo điều kiện tốt nhất cả vật chất lẫn tinh thần cho việc học tập, mặc dù Rumani chưa phải là một đất nước giàu có cho tới tận bây giờ.
Dịch NKĐTT, một mặt, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn những con người như chị Trâm đã giành phần ra trận để cho chúng tôi được ra nước ngoài học hành đến nơi đến chốn. Và, tôi cũng muốn các bạn Rumani hiểu rằng, những gì chúng tôi có được như ngày hôm nay, một phần do sự giúp đỡ của nhân dân Rumani.
Dịch giả - nhà văn Phạm Viết Đào đã dịch từ văn học Rumani: Tình yêu hoang dã, Trở lại bến xưa (tiểu thuyết); Thơ tình Mihai Eminescu, 75 bài thơ tình tuyệt bút Rumani, Vết máu biết nói (thơ); Châm ngôn văn học... Ông đã được Tổng thống Rumani trao Huân chương Mihai Eminescu về những đóng góp trong việc giới thiệu văn học Rumani tại Việt Nam; được trao huy chương Vì hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc; huy chương Vì sự nghiệp thanh tra... |
- Báo Văn học của Hội Nhà văn Rumani và một số báo của Rumani đã đưa tin về sự kiện này. Báo Sao Mai của Hội Nhà văn Rumani đã đăng toàn văn lời đề tựa NKĐTT của ông Lupeanu kèm theo lời đề dẫn của Chủ tịch Hội Nhà văn Bucarest Garbea Horia.
Tại Hà Nội, sau khi đọc NKĐTT và biết tôi đã từng làm thơ bằng tiếng Rumani, đã in khoảng 40 bài trên các báo Rumani, vợ chồng Tham tán thương mại Carmen Costea-Ovodiu đã đề nghị tôi tập hợp những bài thơ tôi viết bằng tiếng Rumani, ông bà hỗ trợ phần in ấn.
* Ông tin rằng NKĐTT sẽ tạo nên một "hiệu ứng" đối với người đọc Rumani?
- Có rất nhiều hồi ký viết về chiến tranh. Là hồi ký thì vẫn có một khoảng cách nhất định với thực tế. Nhật ký thì khác, nó là phản ứng tức thì của người viết với cảm xúc chân thật. Người phương Tây rất coi trọng sự thật, cho dù sự thật đó là từ phía nào đi chăng nữa. Cuốn NKĐTT đáp ứng được những yếu tố này. Hơn nữa, khát vọng hướng tới cái thiện, lên án cái ác vốn là cảm thức chung của nhân loại.
Xuất phát từ niềm tin về sự đồng điệu trong tâm hồn và số phận giữa Việt Nam và Rumani nên tôi đã dịch NKĐTT. Dịch được 100 trang đầu, tôi gửi đến nhà văn Constantin Lupeanu - cựu Đại sứ Rumani tại Việt Nam (2000-2004). Sau một tuần ông e-mail lại: "Cuốn nhật ký rất hay, hấp dẫn và có ý nghĩa nhân văn không chỉ với Việt Nam". Tháng 11.2005, ông đã viết thư cho bà Doãn Ngọc Trâm đề nghị cho phép dịch và xuất bản tại Rumani. Tôi đã hoàn thành phần dịch thô trong vòng hai tháng rưỡi. Ông Lupeanu giúp hoàn thiện.
* Lâu nay, việc hợp tác trong lĩnh vực văn học, cụ thể là dịch sách giữa VN và Rumani diễn ra khá lẻ tẻ. Là người có duyên nợ với đất nước Rumani, hẳn ông cũng đã nung nấu một kế hoạch nào đó ?
- Rumani có khoảng 100 tác phẩm văn học có thể xem là kiệt tác, mới được bạn đọc VN biết tới chừng gần hai chục. Rất tiếc, việc dịch sang tiếng Việt từ trước đến nay vẫn chưa thành hệ thống; chưa được nhiều người đầu tư tâm, sức. Tôi tự ví mình như con kiến cần cù, cố gắng mỗi năm mang về VN một ít và mang sang Rumani một ít. Tôi đã giới thiệu được 7 tác phẩm văn học của Rumani cho bạn đọc VN. Trong năm 2006 này, tôi sẽ giới thiệu 2 cuốn của VN với bạn đọc Rumani.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận