13/04/2008 07:54 GMT+7

ĐH Qui Nhơn: Sai phạm chồng chất sai phạm

 BẢO TRUNG
 BẢO TRUNG

TT - Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, trong tuần này Vụ ĐH và sau ĐH cùng thanh tra Bộ GD-ĐT sẽ thành lập tổ công tác để tiến hành thanh tra một loạt vụ việc bê bối tại Trường ĐH Qui Nhơn mà dư luận đã lên tiếng trong thời gian qua.

* SV học xong mới biết mình không được tốt nghiệp * Chuyển SV năm 2 xuống học năm 1 * Nợ hơn 3 tỉ đồng

bClxIUIn.jpgPhóng to
Hồ sinh học ở Trung tâm thực nghiệm nông lâm Nhơn Tân bị hư hỏng, thiệt hại hơn 1 tỉ đồng - Ảnh: Bảo Trung
TT - Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, trong tuần này Vụ ĐH và sau ĐH cùng thanh tra Bộ GD-ĐT sẽ thành lập tổ công tác để tiến hành thanh tra một loạt vụ việc bê bối tại Trường ĐH Qui Nhơn mà dư luận đã lên tiếng trong thời gian qua.

Ngay từ những năm đầu tiên giữ chức, hiệu trưởng Trần Tín Kiệt đã mạnh tay cài cắm người nhà vào các vị trí then chốt. Năm 2000, ông Kiệt đưa vợ là Đinh Tú Linh vào làm việc tại phòng đào tạo, đưa em vợ là Đinh Tú Lan vào phòng hành chính - đối ngoại.

Thời điểm này cả hai bà Linh và Lan chưa có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông. Bảy năm sau, khi bà Tú Linh đang học dở dang đại học (đào tạo liên kết giữa ĐH Qui Nhơn và ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội) thì ông Kiệt đã bố trí cho vợ mình thi chuyên viên và ngay sau đó được hưởng lương chuyên viên, bất chấp qui định của Nhà nước.

"Công ty gia đình" trong trường ĐH

Còn bà Đinh Tú Lan cách đây hai năm đã được phong chức phó phòng hành chính. Thậm chí Nguyễn Khắc Oanh - chồng của Tú Lan - từ một thủy thủ tàu biển được ông Kiệt đưa về làm chân lái xe rồi cất nhắc làm cán bộ phòng quản lý thiết bị, nhưng được phân công theo dõi lĩnh vực xây dựng cơ bản của trường. Hiện nay Oanh giữ chức phó giám đốc Trung tâm thực nghiệm nông lâm.

Cách đây khoảng bốn năm, Trần Thế Hưng - em bà con của hiệu trưởng Kiệt - được nhận vào lái xe cho hiệu trưởng. Năm 2006, Hưng được đưa lên làm cán bộ phòng khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục. Phạm Mạnh Hùng, vừa tốt nghiệp hệ tại chức ngành tin học của trường, là em họ bên vợ được hiệu trưởng Kiệt nhận vào làm cán bộ phòng nghe - nhìn (khoa ngoại ngữ). Sau một thời gian ngắn, Hùng được chuyển sang làm cán bộ phòng công tác chính trị.

Đinh Thanh Tùng (con riêng của vợ hiệu trưởng Kiệt), năm 2002 đang học năm 1 khoa tin học tại trường bị lưu ban, lập tức ông Kiệt đã chuyển lên năm 2 khoa giáo dục tiểu học. Năm 2006, khi Tùng vừa tốt nghiệp, hiệu trưởng Kiệt đã bố trí Tùng làm cán bộ phòng công tác chính trị sinh viên.

Phạm Thị Thu Hồng - cháu của vợ hiệu trưởng Kiệt - sau khi học xong khoa giáo dục tiểu học năm 2007 đã nhanh chóng được kết nạp Đảng và bổ nhiệm làm cán bộ phòng tổ chức cán bộ. Ông Nguyễn Văn Kính, một trường hợp bị khai trừ khỏi Đảng, bị cắt biên chế trước đó, đã được kết nạp lại và được cất nhắc làm trưởng phòng đào tạo, nhờ là... sui gia của hiệu trưởng Kiệt.

"Người nhà của hiệu trưởng không chỉ được nhận ồ ạt vào trường, sắp xếp vào các vị trí then chốt, mà còn nhanh chóng vào biên chế, nhanh chóng được kết nạp Đảng. Trong khi đó hàng chục trường hợp là sinh viên xuất sắc được giữ lại ở các khoa hàng chục năm không có cửa vào biên chế và chỉ nhận đồng lương tháng còm cõi chưa đầy 1 triệu đồng" - giảng viên triết học (khoa giáo dục chính trị) Nguyễn Thanh Hải nói đầy cay đắng.

Coi tiền như rác

Các cơ quan chức năng vào cuộc

Ngày 11-4, Tỉnh ủy Bình Định, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy, Ban tuyên giáo Tỉnh ủy và các cơ quan chức năng đã làm việc với hiệu trưởng, bí thư đảng ủy ĐH Qui Nhơn Trần Tín Kiệt về những biểu hiện lệch lạc vừa qua, các cơ quan chức năng tại Bình Định cũng đồng loạt vào cuộc.

Công việc thanh tra sẽ làm rõ thêm hành vi trốn thuế trong nhiều năm các khoản thu phí giữ xe, kinh doanh ký túc xá, gần đây nhất là chủ trương xây dựng chui tầng 4 khu giảng đường A1 (đã bị đình chỉ thi công), đưa sinh viên vào học ngay tại các tầng dưới trong khu giảng đường đang gấp rút nâng tầng không có giấy phép xây dựng...

Đối với hệ tại chức và chuyên tu, từ năm 2006 đến nay học phí thu 1,8 triệu đồng/sinh viên, trong khi thanh toán tiền giờ dạy cho giảng viên lại bị cắt xén (chỉ chi 20%). Cụ thể, theo chỉ đạo của hiệu trưởng Trần Tín Kiệt, hầu hết các môn học đều bị tùy tiện cắt giảm số tiết, có môn học theo qui định là 60 tiết cắt xén còn 45 tiết và những môn qui định 45 tiết cắt còn 30 tiết. Đó là cơ sở để thanh toán tiền giờ cho giảng viên. Trong khi đó, hàng tỉ đồng được chia cho cán bộ quản lý trong nhiều năm hoàn toàn không được công khai.

Mới đây, hàng trăm sinh viên đang theo học tại chức ban đêm tại trường đồng loạt tố cáo là theo thời khóa biểu, sinh viên học bốn tiết mỗi tối nhưng chỉ được học từ 19g-21g30 (kể cả giờ giải lao). Hơn 30 sinh viên theo học khóa 5 hệ tại chức và chuyên tu tại Đắc Lắc mãi đến khi tốt nghiệp mới rụng rời biết mình không được công nhận tốt nghiệp do hồ sơ đầu vào không đủ điều kiện.

Trong lĩnh vực liên kết đào tạo, hiệu trưởng Kiệt đã tự ý tăng chỉ tiêu tuyển sinh, năm 2006, riêng ngành kinh tế chỉ tiêu là 90 đã tăng lên 320 SV. Khi sự việc vỡ lở, hiệu trưởng Kiệt đã chỉ đạo đưa hàng loạt sinh viên vừa lên năm 2 xuống học lại năm nhất chuyên ngành khác mà sinh viên không có nguyện vọng. Rất nhiều trường hợp thí sinh thi vào khoa kinh tế nguyện vọng 2 thấp hơn nguyện vọng 1 từ 4-6 điểm nhưng được tuyển vào học tại ĐH Qui Nhơn năm 1, đến năm 2 được chuyển ra Hà Nội học tiếp tại ĐH Kinh tế quốc dân.

Năm 2004, hiệu trưởng Kiệt triển khai dự án thành lập Trung tâm thực nghiệm nông lâm trên diện tích hơn 10ha tại địa bàn huyện An Nhơn, Bình Định. Đây là "mô hình thực tiễn sinh động" phục vụ công tác nghiên cứu giảng dạy và thực nghiệm khoa học. Nhà trường cam kết sẽ đầu tư 3,5 tỉ đồng để triển khai dự án này. Song cho đến nay trung tâm chỉ "đầu tư” bốn con bò thịt (vốn được nuôi trước đó trong khuôn viên trường đại học chuyển đến), mấy chục con đà điểu và đàn thỏ. Với hồ sinh thái nuôi cá, bờ kè xây tốn cả tỉ đồng chỉ còn là một đống đổ nát. Tuyệt nhiên không có các thiết bị phục vụ sản xuất, nghiên cứu thực nghiệm như đã cam kết đầu tư.

Cuối năm 2007, những hạng mục xây dựng tạm bợ ấy đã bị lũ phá, biến dạng hoàn toàn. Ông Đỗ Trọng Phương - giám đốc Công ty TNHH Duy Tân, đơn vị được chỉ định thầu thi công toàn bộ hạng mục công trình của trung tâm - tố cáo giá trị xây lắp mà công ty bỏ ra hơn 3 tỉ đồng, nhưng hiệu trưởng Kiệt mới chỉ thanh toán nhỏ giọt 100 triệu đồng và chưa biết đến khi nào được thanh toán dứt điểm.

 BẢO TRUNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên