20/12/2003 09:50 GMT+7

@ đến từ đâu và có nghĩa gì?

Theo BBC
Theo BBC

Ai dùng máy vi tính và thư điện tử đều biết đến chữ @. Mới nhìn vào thì chữ @ có vẻ như là một biểu tượng của thời hiện đại và đặc trưng cho công nghệ thông tin. Nhưng thực ra nó đã có từ 1.000 năm nay.

RLiYqNjG.jpgPhóng to
Hình ảnh tại Hội nghị Công nghệ thông tin Quốc tế tuần trước ở Geneva
Ai dùng máy vi tính và thư điện tử đều biết đến chữ @. Mới nhìn vào thì chữ @ có vẻ như là một biểu tượng của thời hiện đại và đặc trưng cho công nghệ thông tin. Nhưng thực ra nó đã có từ 1.000 năm nay.

Nhưng điều mới lạ là nhờ công nghệ thông tin hiện đại, chữ @ nay mang vô số nghĩa mới và mỗi nhóm ngôn ngữ xem ra đều đã và đang tạo ra một vài nghĩa riêng của mình.

Theo Glen Owen trên tờ The Times 13/12/2003, @ xuất hiện đầu tiên trong các văn bản tiếng La Tinh của các giáo sỹ thời Trung Cổ ở châu Âu. Nó được viết thay cho từ ‘ad’ trong tiếng La Tinh tức là ‘tới’, ‘hướng đến’, ‘gần’ hoặc ‘tại’.

Nghĩa của @ khi được dùng lần đầu tiên cho e-mail cũng mang nghĩa là ‘tại’. Khi e-mail và hệ thống thô sơ tiền thân của Internet mới chỉ hạn chế trong Ngũ Giác Đài, chuyên gia Ray Tomlinson, 30 tuổi, đã tạo ra địa chỉ e-mail đầu tiên của anh là tomlinson@bbn-tenexa. Ý anh muốn nói rằng địa chỉ này là của Tomlinson tại bbn đây. Từ đó, @ được phổ biến và là phần không thiếu được của các địa chỉ e-mail.

Phong phú về ý nghĩa

Nghĩa ‘tại’ của chữ @ không còn được giữ khi nó phổ biến ra thế giới. Ngay trong tiếng Anh, theo từ điển Oxford English Dictionary, nó được gọi là ‘commercial a’ (chữ a dùng trong thương mại). Trong các ngôn ngữv khác, người dùng đặt ra các nghĩa mới tùy và dần dần được số đông chấp nhận.

Trong tiếng Việt, đa số nay gọi @ là a còng hay a vòng. Nhưng ở Nam Phi người ta gọi nó là ‘đuôi khỉ’ (aapstert-monkey’s tail), giống như trong tiếng Đức (affenschwanz) và không hiểu có liên quan gì đến cách gọi trong tiếng Balan là ‘khỉ con’ (malpka) hay không.

Xem ra hình vòng của chữ @ gợi ý cho nhiều dân tộc về một cái đuôi. Người Phần Lan gọi @ là ‘đuôi mèo’ (kissanhnta), người Na Uy gọi là ‘đuôi lợn’ (grisehale).

Hình ảnh về một con vật nhỏ bé đáng yêu là tên gọi phổ biến nhất của @. Người Israel, Hàn Quốc và Ý gọi nó là 'ốc sên', người Hung gọi là 'con sâu'. Nhưng người Thụy Điển lại thấy nó giống một thứ bánh quế (kanelbulle).

Theo BBC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên