31/07/2007 20:47 GMT+7

Đạo kinh doanh của người Việt

TS. Vũ Tiến Lộc
TS. Vũ Tiến Lộc

270 doanh nghiệp cùng các nhân sĩ, trí thức, đại diện chính quyền đã cùng bàn luận về “đạo kinh doanh của người Việt Nam”, văn hoá doanh nhân Việt và đề ra những giải pháp phổ biến các giá trị này đến cộng đồng kinh doanh và toàn xã hội.

TuCwpeLY.jpgPhóng to

Doanh nhân cùng dự lễ chào cờ. Và sau lời bắt nhịp của tiến sĩ Quách Thu Nguyệt, họ đã hát Quốc ca bằng tất cả sự hào sảng của tâm hồn. Ảnh : SGTT

270 doanh nghiệp cùng các nhân sĩ, trí thức, đại diện chính quyền đã cùng bàn luận về “đạo kinh doanh của người Việt Nam”, văn hoá doanh nhân Việt và đề ra những giải pháp phổ biến các giá trị này đến cộng đồng kinh doanh và toàn xã hội.

Hội thảo do VCCI, Tổ hợp giáo dục PACE và Nhà xuất bản Trẻ cùng phối hợp tổ chức ngày 28-7-2007 tại TP.HCM.

8 yếu tố tác động đến văn hoá doanh nhân

1. Sự ảnh hưởng của văn hoá doanh nhân thế giới, vì doanh nghiệp Việt Nam hiện đã là một bộ phận của doanh nhân thế giới.

2. Chiều dài lịch sử của nghề kinh doanh, buôn bán “di truyền” và kế thừa, kể cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực cho bối cảnh hiện nay.

3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về doanh nhân và kinh doanh.

4. Sự chi phối của văn hoá dân tộc Việt Nam đối với “văn hoá kinh doanh Việt Nam”.

5. Hoạt động thực chất của các hiệp hội, các hội, các câu lạc bộ doanh nhân, doanh nghiệp.

6. Vai trò của các tổ chức giáo dục và đào tạo kinh doanh trên cả nước.

7. Vai trò của các cơ quan chính quyền, các tổ chức phi chính phủ có liên quan tới hoạt động của doanh nhân và doanh nghiệp.

8. Cách nhìn của giới văn sĩ, điện ảnh, truyền thông đại chúng… đối với doanh nhân...

Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI)

1. Mục tiêu của kinh doanh không dừng lại ở việc kiếm thật nhiều tiền mà phải đi xa hơn là đóng góp vào phát triển cộng đồng. Khi đã xác định được lý tưởng kinh doanh là nhắm tới mục tiêu cao đẹp như vậy, người kinh doanh có thể sẵn sàng chịu mất mát, chịu hy sinh nhiều lợi ích riêng vì cộng đồng xã hội và Tổ quốc, cũng như sẵn sàng dốc hết sức mình để kinh doanh thắng lợi. Theo tôi, yếu tố này chi phối toàn bộ “đạo kinh doanh”.

2. Coi trọng yếu tố đoàn kết, dìu dắt để cùng phát triển kinh doanh. Điều này không mâu thuẫn với việc sáng tạo phương pháp kinh doanh, bí quyết nghề nghiệp, là những tài sản, năng lực riêng của mỗi cá nhân nhà doanh nghiệp. Trí tuệ, của cải, sức lực của nhiều cá nhân hợp lại một cách tự nguyện, có phương pháp và tính khoa học sẽ trở thành một tập hợp lớn theo cấp số nhân và phát huy tác dụng hơn nhiều so với những nỗ lực đơn lẻ. Khi nào chúng ta xem sự chia sẻ, trao đổi các “tài sản” kinh doanh với cộng đồng doanh nghiệp như là một niềm vui thì khi ấy chúng ta đã hành xử được một phần đạo kinh doanh.

3. Chữ tín luôn luôn là yếu tố cơ bản trong đạo kinh doanh, giúp xử lý được các sự cố vốn thường xảy ra khi mua bán kinh doanh. Nó tạo nên một giá trị vô hình cho doanh nhân. Lời hứa phải như đinh đóng cột.

4. Sự trung thực trong kinh doanh, trung thực không có nghĩa là thực thà, thô thiển có gì nói nấy. Sự thiếu trung thực trong giao dịch, trong giới thiệu sản phẩm dần dà sẽ giết chết kinh doanh. Sự trung thực của doanh nhân sẽ giúp cho xã hội có những sản phẩm hàng hoá có chất lượng, địa chỉ rõ ràng minh bạch và tương xứng với số tiền đã bỏ ra mua nó.

5. Kinh doanh đúng pháp luật, phù hợp các nguyên tắc thành văn và bất thành văn được nhà nước và xã hội quy định. Trong pháp luật thì việc đóng thuế đầy đủ cũng là đạo kinh doanh, là nghĩa vụ đối với xã hội.

6. Làm công tác xã hội, làm từ thiện với truyền thống người Việt Nam nói chung và doanh nhân Việt nói riêng là truyền thống “lá lành đùm lá rách”. Từ một tấm lòng muốn chia sẻ và thấy nghĩa vụ phải chia sẻ. Cái “sướng”, cái thanh thản tâm hồn lớn hơn nhiều số tiền mà doanh nhân đã đưa ra giúp đỡ. Đó là hạnh phúc chân chính và đúng đạo kinh doanh.

7. Sự hành xử đối với những cộng sự, những người làm công để tạo ra của cải, tài sản cho doanh nhân. Đạo làm người yêu cầu chúng ta phải biết ơn bất cứ ai đã làm điều tốt cho mình, dù là điều nhỏ nhặt nhất, thì đạo kinh doanh cũng đòi hỏi doanh nhân sự đền đáp, cảm ơn bên cạnh việc trả lương sòng phẳng. Hãy coi những người giúp mình tạo nên sự nghiệp là những cộng sự đúng nghĩa của nó, với đầy đủ quyền lợi và phẩm giá. Sự nghiệp như vậy sẽ bền lâu.

5 đức tính căn bản

Sách vở từ ngàn xưa đã chỉ, các tôn giáo đã khuyến khích có 4 đức tính căn bản cho một người bình thường. Đó là: chăm chỉ, trung thực, biết điều và không tham lam. Hai cái đầu là để cho mỗi người tồn tại, hai cái sau là để đối xử với người khác. Bốn đức tính này là căn bản của một con người bình thường. Riêng doanh nhân cần thêm đức tính sòng phẳng.

“Đạo kinh doanh” phải có trong nó năm đức tính căn bản kia. Chúng là đức tính cốt lõi. Năm đức tính cốt lõi sẽ hướng dẫn họ hành động: giữ được chữ tín trong kinh doanh; biết liên kết trong làm ăn; đối đãi với khách hàng; cư xử với đồng sự cùng nhân viên…

TS. Vũ Tiến Lộc
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên