02/11/2009 17:32 GMT+7

Đái tháo đường, hạn chế dùng thuốc giảm đau

ThS.BS TRẦN THẾ TRUNG(giảng viên nội tiết BV ĐH Y dược TP.HCM)
ThS.BS TRẦN THẾ TRUNG(giảng viên nội tiết BV ĐH Y dược TP.HCM)

TTO - Tôi tên Nguyễn Lê Hạnh Tiên, năm nay 52 tuổi, hiện vừa mắc bệnh đái tháo đường, vừa bị viêm các khớp ngón tay rất đau nhức, không co lại được. Xin BS vui lòng cho biết trong tình trạng vừa uống thuốc trị tiểu đường, nếu uống thêm thuốc giảm đau Ibuprofen và Glucosamin được không? Có ảnh hưởng hoặc bị tương tác thuốc?

Đái tháo đường, hạn chế dùng thuốc giảm đau

TTO - Tôi tên Nguyễn Lê Hạnh Tiên, năm nay 52 tuổi, hiện vừa mắc bệnh đái tháo đường, vừa bị viêm các khớp ngón tay rất đau nhức, không co lại được. Xin BS vui lòng cho biết trong tình trạng vừa uống thuốc trị tiểu đường, nếu uống thêm thuốc giảm đau Ibuprofen và Glucosamin được không? Có ảnh hưởng hoặc bị tương tác thuốc?

Bạn đọc

- Trả lời của phòng mạch online:

Người bệnh đái tháo đường thường bị đau khớp, cứng khớp, đau nhức tay chân hơn so với người không bị đái tháo đường, chủ yếu do tình trạng tăng đường huyết gây ra. Việc điều trị cũng giống như người không bị đái tháo đường nhưng có thêm một số điểm chú ý.

Trước hết, đường huyết cần phải được kiểm soát tốt, đường huyết càng cao càng dễ bị tình trạng đau nhức này. Ngoài ra cần chú ý tập vận động toàn thân cũng như các khớp bị đau.

Cách thức tập phải phù hợp tình trạng sức khỏe cũng như mức độ đau. Tập thể dục đều đặn và hợp lý là chế độ rất tốt nhằm tránh các biến chứng của bệnh đái tháo đường nói chung, đặc biệt các biến chứng đau khớp.

Các thuốc kháng viêm giảm đau như Ibuprofen, thuốc chống thoái hóa khớp Glucosamin vẫn có thể dùng được cho người bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên các thuốc này, đặc biệt là Ibuprofen, có nguy cơ gây độc cho thận, gan và loét dạ dày. Với người bệnh đái tháo đường thì thận là cơ quan nhạy cảm, rất dễ bị tổn thương nên cần đặc biệt thận trọng.

Vì vậy, việc sử dụng thuốc này cần hạn chế ở mức tối thiểu, dùng nhiều ngày cần có hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Loại thuốc này chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng (giảm đau, chống viêm) nên không hạn chế được tái phát.

Trong trường hợp của chị, các triệu chứng đau khớp chỉ có ở bàn tay, ngón tay. Các vị trí khác cũng thường bị đau là khớp vai và các khớp ở cổ chân, bàn, ngón chân. Chị cần xem lại tình hình điều trị, kết quả các lần thử đường huyết và đặc biệt là xét nghiệm HbA1c (một xét nghiệm quan trọng trong theo dõi đường huyết) của mình như thế nào. Phải đảm bảo mọi chỉ số đạt được mức tốt. Nếu chưa tốt, chị cần gặp bác sĩ để được hướng dẫn điều chỉnh chế độ điều trị.

ThS.BS TRẦN THẾ TRUNG(giảng viên nội tiết BV ĐH Y dược TP.HCM)

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn.

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.

B.CHÂU thực hiện

ThS.BS TRẦN THẾ TRUNG(giảng viên nội tiết BV ĐH Y dược TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên