22/09/2006 14:30 GMT+7

Cứu sống bệnh nhân đột tử bằng cấy máy phá rung tim

Theo VnExpress
Theo VnExpress

Sáng 21-9, các bác sĩ Bệnh viện Nhân dân 115 TP HCM đã thực hiện thành công kỹ thuật cấy máy phá rung tim cho bệnh nhân bị loạn nhịp thất nguy hiểm. Đây là đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam tự thực hiện kỹ thuật này mà không có sự trợ giúp của chuyên gia nước ngoài.

jvne5iH5.jpgPhóng to
Các bác sĩ BV Nhân dân 115 đang thực hiện đặt máy phá rung tim đầu tiên cho bệnh nhân - Ảnh: BV Nhân dân 115
Sáng 21-9, các bác sĩ Bệnh viện Nhân dân 115 TP HCM đã thực hiện thành công kỹ thuật cấy máy phá rung tim cho bệnh nhân bị loạn nhịp thất nguy hiểm. Đây là đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam tự thực hiện kỹ thuật này mà không có sự trợ giúp của chuyên gia nước ngoài.

Bệnh nhân là anh Đinh Văn Sư 37 tuổi (huyện Cư Giút tỉnh Đăk Nông), làm nghề nông, sức vóc khỏe mạnh nhưng có chứng bệnh là bị ngất liên tục.

Trưởng khoa thăm dò chức năng Bệnh viện Nhân dân 115 Phạm Hữu Văn cho biết, cách đây 2 tuần, anh Sư được đưa đến bệnh viện. Ngày đầu nhập viện anh bị đột tử nhưng do tại bệnh viện đủ điều kiện cấp cứu nên anh Sư thoát khỏi tử vong. Anh được gắn máy đo điện tâm đồ suốt 24 giờ để theo dõi và kết luận ban đầu cho thấy anh đột tử là do loạn nhịp thất nguy hiểm, bên cạnh đó còn có thêm chứng tắc nghẽn nhĩ thất từng lúc có thể làm nhĩ thất ngưng hoạt động. Bác sĩ phải cấy một máy tạo nhịp tim tạm thời để ngừa hiện tượng chậm nhịp tim cho bệnh nhân.

Những khảo sát tiếp theo như chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI), siêu âm, thăm dò chức năng tim mạch nhiều lần, cho kết luận: bệnh nhân mắc bệnh cơ tim giãn nguyên phát (tự giãn) làm buồng tim giãn lớn, chức năng thất trái giảm nặng chỉ còn 28-38 % (đối với một người bình thường chức năng thất trái phải từ 55% trở lên), tình trạng này có thể khiến bệnh nhân có thể tử vong bất kỳ lúc nào.

3woyqAju.jpgPhóng to
Máy phá rung tim và điện cực, cả bộ khoảng 10.000 USD. Ảnh: BV Nhân dân 115
Theo bác sĩ Văn, trong tình trạng này, cấy máy phá rung là phương pháp tối ưu để giúp bệnh nhân thoát khỏi những cơn đột tử.

Tên khoa học của loại máy này là ICD. Máy được cấy dưới cơ ngực của bệnh nhân cùng với một điện cực vào đường tĩnh mạch. Tác dụng của nó là sẽ phát ra dòng điện tự đánh sốc tim và khử loạn nhịp tim khi bệnh nhân lên cơn loạn nhịp thất nguy hiểm. Ngoài ra, máy ICD còn có chức năng tạo nhịp tim và phát nhịp kích thích cho tim hoạt động. Máy có khả năng đánh sốc 150 lần là hết điện phải thay máy khác.

Thời gian hoạt động phụ thuộc vào ngưỡng đánh sốc, ngưỡng càng cao càng mau hết điện. Vì vậy, muốn duy trì tuổi thọ cho máy, bệnh nhân cần được điều trị bệnh nền để hạn chế tối đa bị loạn nhịp thất nguy hiểm. Do mỗi bệnh nhân có một bệnh nền khác nhau nên số lần loạn nhịp cũng khác nhau. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, mỗi máy có tuổi thọ dài nhất là 10 năm.

"Cấy máy phá rung tim là cuộc cách mạng trong điều trị loạn nhịp thất nguy hiểm. Vì khi bệnh nhân mắc chứng loạn nhịp có 3 cách điều trị là dùng thuốc chống loạn nhịp, cấy máy phá rung và điều trị hỗn hợp (vừa dùng thuốc điều trị bệnh nền vừa dùng thuốc chống loạn nhịp). Các nghiên cứu khẳng định, hiệu quả của cấy máy phá rung là cao nhất: đạt 98%", bác sĩ Văn Khẳng định.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ, việc cấy máy phá rung phải được chỉ định. Vì phương pháp này là để giúp bệnh nhân thoát khỏi các cơn đột tử nên bệnh nhân cần được giải thích cặn kẽ để điều chỉnh bản thân, cần được điều trị bệnh nền để hạn chế tối đa số lần đánh sốc của máy, tiết kiệm chi phí khi sử dụng.

Để máy hoạt động hiệu quả sau khi cấy máy, bệnh nhân phải được kiểm tra thường xuyên để điều chỉnh ngưỡng đánh sốc và khắc phục kịp thời những trục trặc kỹ thuật khi máy hoạt động. Tuổi thọ của máy phụ thuộc rất nhiều vào khả năng và kinh nghiệm của bác sĩ thực hiện kỹ thuật. Kiểm tra bằng máy theo dõi, bác sĩ biết được lúc nào hết điện để thay. Bệnh nhân chỉ cần thay máy, còn điện cực có tuổi thọ vài chục năm nên có thể sử dụng suốt đời. Riêng chi phí cho một lần cấy máy phá rung và bộ điện cực khoảng 10.000 USD. Dung tích máy khoảng 43cc nặng 120 gr.

"Anh Sư là ca đầu tiên, bệnh viện đã vận động để anh được miễn phí chi phí mua thiết bị", bác sĩ Văn cho biết thêm. Hiện bệnh nhân đã hồi phục.

Phía Nam, đã có 2 ca được cấy máy phá rung tim tại 2 đơn vị là Bệnh viện Chợ Rẫy và Viện tim TP HCM dưới sự trợ giúp của chuyên gia nước ngoài. Phía Bắc kỹ thuật này cũng đã được ứng dụng tại Bệnh viện Bạch Mai và Viện quân y 108.

Theo VnExpress
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên