Tiền lương và tiền tăng ca vào ngày lễ hay ngày nghỉ nêu trên phải chi trả sao? Riêng ngày nghỉ do cúp điện có cần phải thanh toán tiền lương không?
(Người lao động)
- Bà Nguyễn Thị Dân - trưởng phòng Lao động, tiền lương, tiền công, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 62 Bộ luật lao động, trường hợp vì sự cố điện nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động thì tiền lương do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu (trường hợp cắt điện không thông báo trước thì người sử dụng lao động thực hiện theo quy định tại Điều 62 Bộ luật Lao động). Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, khi điện cúp theo chu kỳ và được báo trước, để đảm bảo sản xuất, doanh nghiệp cần lưu ý các nội dung sau:
Khoản 2 và khoản 3, Điều 72 Bộ luật Lao động quy định: Người sử dụng lao động có thể sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần vào chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần thì người sử dụng lao động phải đảm bảo cho người lao động (NLĐ) được nghỉ tính bình quân một tháng ít nhất là 4 ngày.
Trên cơ sở quy định nêu trên, Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH đã có văn bản số 51/TTr-CSLĐ ngày 13-4-2007 với nội dung: vì việc cắt điện đã có lịch thông báo trước và có tính chất lâu dài nên các doanh nghiệp có quyền chủ động bố trí thời gian sản xuất và thời gian nghỉ ngơi cho người lao động để phù hợp với điều kiện thực tế, miễn là đảm bảo bố trí cho NLĐ nghỉ đủ 4 ngày trong tháng (không nhất thiết phải là ngày chủ nhật).
Như vậy, nếu việc cắt điện đã có lịch thông báo trước và có tính chất lâu dài thì doanh nghiệp căn cứ vào điều kiện thực tế để chủ động bố trí thời gian sản xuất và thời gian nghỉ ngơi cho NLĐ cho phù hợp với quy định nêu trên. Căn cứ vào quy định này, công ty xác định tiền lương chi trả cho NLĐ phù hợp.
* Hiện tại Bộ Luật Lao động của Việt Nam có hạn chế số lượng tuyển dụng lao động là người nước ngoài trong doanh nghiệp không? Nếu có thì tỉ lệ được tuyển dụng của doanh nghiệp được bao nhiêu?
(Một doanh nghiệp Đài Loan ở TP.HCM)
- Bà Nguyễn Thị Dân - trưởng phòng Lao động, tiền lương, tiền công, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM:
Theo quy định tại khoản 2, Điều 5 Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25-3-2008 của Chính phủ, trường hợp người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thì mỗi doanh nghiệp hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam phải có ít nhất 20% tổng số các nhà quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia là công dân Việt Nam.
Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng người nước ngoài làm việc theo hình thức giao kết hợp đồng lao động tại Việt Nam thì pháp luật lao động hiện hành không quy định giới hạn về số lượng người nước ngoài làm việc tại mỗi doanh nghiệp.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận