16/06/2004 09:19 GMT+7

Cường "quậy" đã thành "Lục Vân Tiên"

QUỐC LINH
QUỐC LINH

TT - Một trong những câu chuyện về những lần làm “hiệp sĩ đường phố” của Nguyễn Chí Cường - Bí thư Xã đoàn Hiệp Phước (Nhà Bè) - được kể lại:

6jgBLXbx.jpgPhóng to
Phó Bí thư Thành đoàn TP.HCM Trần Trọng Tuấn trao bằng khen và quà cho anh Nguyễn Chí Cường - Ảnh: Q.Linh
TT - Một trong những câu chuyện về những lần làm “hiệp sĩ đường phố” của Nguyễn Chí Cường - Bí thư Xã đoàn Hiệp Phước (Nhà Bè) - được kể lại:

“Như mọi chiều, sau giờ làm là tui phóng xe thẳng hướng Khu chế xuất Tân Thuận để đón vợ. Qua khỏi cầu Phú Xuân một đoạn, tui thấy hai phụ nữ bị té vì thắng gấp do đang cố quay đầu xe lại.

“Chắc là có chuyện gì đây”, tui nghĩ vậy rồi vòng xe lại. Hai chị thở hổn hển chỉ tay về phía sau lưng nói “cướp, cướp áo đỏ”. Tui quay đầu xe rồ ga phóng đi ngay. Chạy hết gần cây số tui mới bắt kịp tụi nó. Có ba tên đi trên hai xe, tụi nó chia nhau ép hổng cho tui lên trước.

Gầm gừ ép nhau một hồi, tui cũng lách được lên trên áp sát hai đối tượng vừa giật sợi dây chuyền của nạn nhân. Một tên ngồi sau giơ chân đạp qua nhưng tui né được. Tui liền phản đòn khiến tụi nó té nhào trước mũi chiếc xe tải đang trờ tới, một trong hai thằng bị vướng vào đầu xe tải gãy chân. Mấy người chạy xe ôm gần đó cùng chạy lại giúp tôi khống chế hai tên cướp đưa về phường…”.

Người dân ở Hiệp Phước giờ đây đã quen với hình ảnh anh bí thư xã đoàn tướng khá “be”, “chơi” đầu đinh, phóng Su sport vù vù. Chẳng vậy mà có lần đang đi trên đường, thấy cô gái đeo chiếc túi xách một bên vai, Cường chạy đến gần định nhắc cô ấy phải cẩn thận. Chưa kịp mở lời thì bất chợt cô gái quay qua lấm lét nhìn Cường rồi dừng xe gỡ chiếc túi xuống…

“Tự nhiên thấy quê gì đâu” - Cường gãi đầu hiền lành. Vậy mà ngày xưa người ta vẫn gọi Cường là “thằng Cường quậy”, phá phách lêu lổng rất đáng ngán. Thế rồi chiến dịch Ánh sáng văn hóa hè năm 1995 về với Hiệp Phước, Cường lăng xăng chạy tới chạy lui cùng làm với mấy anh chị sinh viên TP, vậy là mê luôn công tác Đoàn. Nhưng mê là mê vậy chứ năm 1995 Cường mới 13 tuổi, đâu đủ để được kết nạp Đoàn.

Liên tiếp mấy mùa chiến dịch sau, không năm nào Cường không có mặt trong đội quân xung phong của xã. Rồi được “nâng cấp” lên huyện làm… cộng tác viên của huyện đoàn. Ở huyện chừng một năm thì được chuyển về làm phó bí thư xã đoàn vào năm 2000.

Rồi Cường dần dần trở thành “Lục Vân Tiên” chẳng tha chuyện bất bình. Có lần chở vợ về quê ở Long An , anh rượt đuổi gần bốn cây số để bắt cho được hai thanh niên gây tai nạn giao thông bỏ chạy. Lần khác, một nữ nạn nhân bị tai nạn nằm bất tỉnh giữa đường, người đi đường chẳng ai thèm ngó ngàng đến, Cường vội tắt máy xe ngoắc taxi đưa nạn nhân đi cấp cứu.

Anh còn tự nhận mình là người nhà nạn nhân để còn có lý do làm các thủ tục nhập viện… Vậy mà lúc người nhà nạn nhân đến lại lớn tiếng mắng chửi vì cho rằng chính anh là người đã gây tai nạn. Phải đến khi nạn nhân tỉnh lại, Cường mới được giải oan.

Sau lần đó, Cường tự hứa sẽ không bao giờ lo chuyện bao đồng nữa để không tội gì phải mang “ách giữa đàng”. Nói vậy nhưng chẳng làm được vậy, mỗi lần gặp việc cần giúp đỡ là anh lại chẳng ngại ngần. Nghĩa khí xả thân ấy có lẽ một phần do truyền thống gia đình mà Cường được thừa hưởng như chính anh tự nhận.

Ông nội là liệt sĩ, bà nội là bà mẹ VN anh hùng, bên ngoại là gia đình có công với cách mạng. Cường lại vừa nhận thêm một vai trò mới - tân đại biểu HĐND xã. Anh cũng là một trong 150 điển hình thanh niên tham gia chương trình mục tiêu ba giảm vừa được tuyên dương, được Công an TP tặng giấy khen, Thành đoàn tặng bằng khen và quà thưởng ghi nhận những hành động dũng cảm.

Nhưng với Cường, “hành động như vậy chẳng mong để được tuyên dương, khen thưởng, chỉ mong xứng đáng với truyền thống gia đình và làm gương cho con…” như anh vẫn tâm niệm.

QUỐC LINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên